Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Một số hướng dẫn cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Một số hướng dẫn cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Led

Cách chọn led khi sử dụng

Led có rất nhiều loại khác nhau, khi bạn cần chọn 1 con led cho ứng dụng của mình thì bạn phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn. Để giải quyết điều này, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn 1 con led phù hợp nhất với ứng dụng của mình.
Có nhiều cách phân loại led và để dễ dàng thì chúng ta có thể phân chia như sau:
Màu sắc của led:

1.      Led có duy nhất 1 màu.
2.      Led có nhiều màu.
Công suất của led:

1.      Công suất thấp.
2.      Công suất cao.


Led trong mạch điện
Led 1 màu:
Là led khi hoạt động chỉ tạo ra được 1 màu. Bạn có thể nhận biết bằng cách nhìn vào phần nhựa củad led, thường thì phần nhựa màu gì thì led sẽ sáng với màu đó, nhưng chỉ là thường thôi chứ không phải lúc nào cũng đúng. Led này có 2 chân (tương ứng với 2 cực là anode và cathod), Cathod được nối vào phần dương của nguồn và cathod được nối vào phần âm. Bạn nào không nhớ có thể xem lại 2 bài viết: Tất cả về led phần 1 và tất cả về led phần 2.
Các màu bạn có thể tìm mua như: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, trắng.
Led nhiều màu:


Led có nhiều màu
Cách dễ nhận biết có loại led này có nhiều hơn 2 chân (Xem lại bài viết tìm hiểu về led để hiểu rõ hơn nhé). Bạn có thể chọn led có 2 màu đỏ, xanh lá để báo trạng thái hoạt động của mạch điện. Ví dụ như khi mạch đã hoạt động thì led hiện ra màu xanh, khi mạch chưa hoạt động chỉ mới cấp nguồn thì led hiện ra màu đỏ và tất nhiên mạch chưa có nguồn thì led không sáng.... 
Led có rất nhiều màu đã có,cơ bản thì led này có 3 màu đỏ xanh lá và xanh dương. Nhưng khi chuyển đổi qua lại giữa các màu đó rất nhanh thì kết quả là led đã phát ra tất cả các màu trong dãy ánh sáng nhìn thấy từ đỏ đến tím.
Led công suất thấp:
Đa phần các led là thuộc loại này: Điện áp hoạt động khoảng 2 V và dòng điện hoạt động khoảng 10-20 mA. Loại led này thường không được sử dụng để chiếu sáng thay thế cho bóng đèn, chỉ sử dụng để báo trạng thái.
Led công suất cao:


Led công suất cao
Những con led này thường được sử dụng với mục đích chiếu sáng. Chúng thường gắp với các đế kim loại để có thể tiêu tán nhiệt nhanh (khi hoạt động tỏa nhiều nhiệt). Thường được sử dụng để chiếu sáng thay thế bóng đèn và chiếu sáng với cường độ cao.
Các tiêu chuẩn khi chọn led:
1.      Từ ứng dụng của ta, ta sẽ quyết định chọn led có chân hoặc led dán. Với mạch lớn có khoan lỗ thì ta chọn led có chân, mua nó về và hàn vào mạch. Đối với các vi mạch thì chọn led dán.
2.      Mục đích sử dụng của led là gì, từ đó chọn led có 1 màu hay nhiều màu.
3.      Chọn led có điện thế hoạt động theo mạch thiết kế.
4.      Chọn led có dòng chảy qua theo mạch đã thiết kế.

Rơ le

Hướng dẫn rơ le ( relay )

1) Định nghĩ rơ le (relay):
Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Nói là một công tắc vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không. 
Hình bên là kí hiệu của rơ le trong kỹ thuật. Còn về ý nghĩa kí hiệu thì phần tiếp theo sẽ giải thích.
2) Nguyên tắc hoạt động: 


Hình ảnh rơ le

Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Rơ le có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
Hoạt động của rơ le

Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON hay OFF thường vào khoảng 30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Và bạn thấy đó, hầu hết các con chip đều không thể cung cấp dòng này, lúc này ta cần có một BJT để khuếch đại dòng nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn hơn phục vụ cho rơ le.
Chú ý: Tuy vậy, IC 555 có dòng điện ngõ ra có thể lên tới 200mA, vì thế với IC 555 thì không cần một BJT để khuếch đại dòng.
Hình bên chỉ ra cách hoạt động của rơ le với cuộn dây và các tiếp điểm điện. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây hút một đòn bẩy và làm mở các tiếp điểm điện, vì thế dòng điện cần kiểm soát không thẩy đi qua rơ le. Và ngược lại. Bạn cũng thấy đó, dòng điện chạy qua cuộn dây không hề có liên quan gì đến dòng điện cần kiểm soát.
Trên rơ le có 3 kí hiệu là: NO, NC và COM.
+ COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.
+ NC (Normally Closed): Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi rơ le ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này.
+ NO (Normally Open): Khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được nối với chân này.
=> Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Và khi rơ le ON thì dòng này bị ngắt.
=> Ngược lại thì nối COM và NO.
3) Cách chọn rơ le phù hợp:
Bạn cần phải quan tâm đến kích thước và kiểu chân để chọn một rơ le phù hợp với mạch điện của mình.
Bạn cần phải quan tâm đến điện áp điều khiển cuộn dây của rơ le. Có thể là 5V, 12V hoặc 24V. Mạch bạn thiết kế cung cấp điện áp nào?
Bạn phải quan tâm đến điện trở của cuộn dây.  Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng cần cung cấp cho cuộn dây hoạt động I = U / R.
Ví dụ: Bạn chọn một rơ le có điện áp hoạt động là 12V, cuộn dây có điện trở là 400 Ohm thì dòng cần thiết cung cấp là 30mA. Dòng này thì IC 555 có thể đáp ứng được, nhưng hầu hết các IC khác thì không, nên cần một BJT để khuếch đại dòng.
Ngoài ra, bạn cần tìm rơ le có số tiếp điểm đóng mở phù hợp.
4) Diod bảo vệ rơ le:

Mạch rơ le có diod bảo vệ

Như đã đề cập ở bài viết về cuộn cảm. Rơ le hoạt động dựa trên dòng điện chảy qua cuộn cảm đề tạo lực hút điền khiển đóng, mở các tiếp điểm. Và sự OFF đột ngột của cuộn cảm sẽ là nguyên nhân làm hỏng BJT hoặc IC.
Chú ý: Vì sự an toàn thì luôn luôn gắng một diod kèm theo một rơ le.
Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn các tạo một mạch đóng mở dùng Role và transistor đơn giản J

Bài viết này sẽ không khó với các bạn đã hiểu rõ về transistor và relay nhưng sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 linh liện khá phổ biến này và cách kết hợp chúng với nhau để tạo nên một mạch rất thực tế và ứng dụng cao. Nếu bạn nào đã quên transistor và relay thì hãy xem lại bài viết về transistor
phần1, transistor phần 2  relay.


Mạch khóa điện tử transistor và relay

Nguyên lý hoạt động:

Nếu không có tín hiệu vào R1 (chân B của transistor) thì transistor tắt, sẽ không có dòng chạy qua rơ le, rơ le ở trạng thái tắt. Và các bạn thấy trong mạch thì dòng điện chính cần điều khiển sẽ không chạy qua được rơ le.
Nếu có tín hiệu vào R1, transistor dẫn. Lúc này sẽ có dòng chạy qua rơ le , rơ le hoạt động, làm đóng tiếp điểm thường mở của rơ le, dòng điện cần điều khiển sẽ chạy qua được rơ le. 
Diode D1 để bảo vệ transistor.
Vì sao phải sử dụng transistor. Xem lại bài viết về rơ le bạn sẽ hiểu dòng cần cung cấp cho rơ le thường lớn hơn nhiều tín hiệu vào chân B của transistor. Vì thế ta dùng transistor để khuếch đại dòng tín hiệu nhỏ cung cấp cho rơ le.
Mạch này có thể sử dụng để kéo dòng cho nhiều con led (led quảng cáo, LED 7 thanh, LED Matrix...) đảm bảo sáng rõ nét, đóng-cắt đường tín hiệu...
* Chú ý: là sơ đồ mạch trên thì transistor sẽ hoạt động ở chế độ bão hòa. Điều này là không bắt buộc vì bạn có thể sử dụng điện trở ở chân C hoặc E của transistor và không cần transistor phải hoạt động ở chế độ bảo hòa chỉ cần đảm bảo dòng ICE đủ để cho rơ le hoạt động là được.


Mạch chỉnh lưu điện AC

Mạch chỉnh lưu điện xoay chiều

1) Bộ nguồn trong các mạch điện tử:

Như bạn đã biết thì các mạch điện của chúng ta như các mạch trong Radio-Cassette, Amlpy, Ti vi...hay là các linh kiện diode, vi điều khiển, IC.. đa phần cần một điện áp DC để hoạt động. Có nhiều khối mạch trong một thiết bị điện và mỗi khối mạch này có thể cần một điện áp khác nhau. Trong khi đó nguồn điện chúng ta được cung cấp dùng trong sinh hoạt là AC 220V 50Hz, như vậy cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn xoay chiều AC ra điện áp một chiều DC. Mạch cấp nguồn sẽ giải quyết các vấn đề trên.
Sau đây là sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn:

Sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn

Biến áp nguồn: Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V ... Đây là các điện áp thông dụng trong các mạch điện.
Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC. Một số bạn vẫn còn chưa phân biệt rõ DC và AC thì xem lại bài viết về dòng điện AC và DC.
Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn.
Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ.

2) Mạch chỉnh lưu bán kỳ:

Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ sử dụng một diode mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, ở chu kỳ dương => Diode được phân cực thuận do đó có dòng điện đi qua diode và đi qua tải. Ở chu kỳ âm, Diode bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.
Điện áp ngõ ra chỉ gồm phần bán kỳ dương của điện áp ngõ vào, phần bán kỳ âm bị cắt mất. Vì thế mà gọi là chỉnh lưu bán kỳ. Và cách hiểu này cũng đúng cho mạch chỉnh lưu toàn kỳ.

3) Mạch chỉnh lưu toàn kỳ:

Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ thường dùng 4 diode mắc theo hình cầu (còn gọi là mạch chỉnh lưu cầu). Và 4 diode mắc kiểu này gọi là cầu diode.


Ở chu kỳ dương (đầu dây phía trên dương, phía dưới âm) dòng điện đi qua diode D1 => qua Rtải => qua diode D4 về đầu dây âm
Ở chu kỳ âm, điện áp trên cuộn thứ cấp đảo chiều ( đầu dây ở trên âm, ở dưới dương) dòng điện đi qua D2 => qua Rtải => qua D3 về đầu dây âm.
Như vậy cả hai chu kỳ đều có dòng điện chạy qua tải.


IC 555

Tìm hiểu IC 555

Chức năng các chân LM555:


- Chân số 1(GND): cho nối mase để lấy dòng cấp cho IC
- Chân số 2(TRIGGER): ngõ vào của 1 tần so áp, mạch so áp dụng các transistor PNP. Mức áp chuẩn là 2*Vcc/3.
- Chân số 3(OUTPUT): Ngõ ra trạng thái ngõ ra chỉ xác định theo mức điện áp cao (gần bằng mức áp chân 8) và thấp (gần bằng mức áp chân 1)
- Chân số 4(RESET): dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.
- Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối mase. Tuy nhiên trong hầu hết các mạch ứngdụng chân số 5 nối masse qua 1 tụ từ 0.01uFà 0.1uF, các tụ cótác dụng lọc bỏ nhiễu giữ cho mức áp chuẩn ổn định.
- Chân số 6(THRESHOLD) : là ngõ vào của 1 tầng so áp khác mạch so sánh dùng các transistor NPN .mức chuẩn là Vcc/3
- Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem như 1 khóa điện và chịu điều khiển bỡi tầng logic .khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạchR-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động .
- Chân số 8 (Vcc): cấp nguồn nuôi Vcc để cấp điện cho IC.Nguồn nuôi cấp cho IC 555 trong khoảng từ +5và +15v và mức tối đa là +18v
2. Cấu tạo bên trong của IC LM 555


Cấu tạo bên trong của IC 555
Về bản chất thì IC 555 là 1 bộ mạch kết hợp giữa 2 con Opamp , 3 điện trở , 1 con transistor, và 1 bộ Fipflop(ở đây dùng FFRS )
- 2 OP-amp có tác dụng so sánh điện áp
- Transistor để xả điện.
- Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset
Nguyên lý hoạt động của IC LM 555


Nguyên lý hoạt động của IC 555
-Ký hiệu 0 là mức thấp (L) bằng 0V, 1 là mức cao (H) gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop,
-Khi S = [1] thì Q = [1] và Q-= [ 0].
-Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và Q-= [0].
-Khi R = [1] thìQ- = [1] và Q = [0].
-Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q- = [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.
-Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.
* Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:
- Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của Opamp1) có mức logic 1(H).
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0(L).
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.
* Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
- Transistor vẫn ko dẫn
* Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.
- R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.
- Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.
- /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V
- Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C
- Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới 2Vcc/3.4
* Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
- Transistor vẫn dẫn
- Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.
* Quá trình lại lặp lại.
Kết quả: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định
Nhận xét:
-Vậy, trong quá trình hoạt động bình thường của 555, điện áp trên tụ C chỉ dao động quanh điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3.
- Khi nạp điện, tụ C nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3, và kết thúc nạp ở thời điểm điện áp trên C bằng 2Vcc/3.Nạp điện với thời hằng là (Ra+Rb)C.
- Khi xả điện, tụ C xả điện với điện áp ban đầu là 2Vcc/3, và kết thúc xả ở thời điểm điện áp trên C bằng Vcc/3. Xả điện với thời hằng là Rb.C.
- Thời gian mức 1 ở ngõ ra chính là thời gian nạp điện, mức 0 là xả điện.



IC 555

Mạch dao động với IC 555

Mở đầu về ứng dụng IC 555 để tạo xung
Đã có một bài viết giới thiệu với bạn về con IC 555 qua bài viết đó thì bạn đã hiểu về cấu tạo bên trong ở mức sử dụng được nó. Và bài viết này sẽ giới thiệu với bạn một trong các ứng dụng của nó là dùng IC 555 để tạo xung.

Tóm tắt nội dung:
1.      Mạch dao động là gì?
2.      Mạch dao động tạo xung vuông
3.      Lý do chọn mạch tạo xung vuông sử dụng IC NE555
4.      Nguyên lý hoạt động
5.      Video hướng dẫn cách thực hiện
Mạch dạo động là gì?
Mạch dao động thì cũng là một mạch điện như mọi mạch điện khác nhưng nó sử dụng các linh kiện để phát ra tín hiệu xung dao động cụ thể. Có nhiều dạng tín hiệu xung được phát ra từ mạch dao động, như xung sine , xung vuông , xung tam giác, hoặc là một dạng khó hơn như là xung hàm mũ hay hàm log.... Bạn hay gặp và học nhiều là xung since như là điện bạn được cung cấp để sử dụng trong nhà là xung since 220V. Xung vuông, tam giác,... thì có thể bạn ít gặp hơn. Ví dụ như các bảng hiệu nhấp nháy ngoài đường vào ban đêm ấy, khi có dòng điện chạy qua thì đèn sáng, ngắt dòng điện thì đèn tắt, nó được cung cấp một xung vuông đấy.
Mạch dao động tạo xung vuông:
Có nhiều cách thiết kế mạch để tạo xung vuông như thiết kế mạch dùng Transistor , thiết kế mạch dùng Opamp..
Lý do chọn mạch tạo xung vuông sử dụng IC NE555
Để tạo được xung vuông ta chỉ cần IC 555 và 1 số linh kiện phổ biến như R,C. 
- IC NE555 N rất phổ biến ,dễ tìm. Và giá thành cũng rẻ nữa. Lỡ có sơ xuất bị cháy vài lần cũng không sao.
- Mạch tạo xung dùng IC này rất dễ làm, dễ giải thích, dễ hiểu nguyên lý làm việc của nó. Thích hợp cho các bạn mới học cũng như ứng dụng thực tế tốt.
Nguyên lý hoạt động



Mạch dao động sử dụng IC 555
Để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động, bạn cần phải xem lại bài viết về IC 555 để hiểu cấu tạo bên trong nó thật  rõ ràng từ đó có thể hiểu, vận dụng chính xác là linh hoạt các mạch được tạo ra từ nó.
Giải thích: Ký hiệu 0 là mức thấp (L) bằng 0V, 1 là mức cao(H) gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop (Bạn nào chưa nắm kỹ phần flip-flop thì xem lại)
Khi S = 1 thì Q = 1 và /Q =  0 (/Q kí hiệu cho hay Q đảo). Sau đó, khi S = 0 thì Q = 1 và /Q = 0. Khi R = 1 thì /Q = 1 và Q = 0.
Tóm lại, khi S = 1 thì Q = 1 và khi R = 1 thì Q = 0 bởi vì /Q = 1, transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.
* Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:
- Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của Opamp1) có mức logic 1(H).
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) .  Do đó O2 = 0(L).
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.
* Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
- Transistor vẫn ko dẫn !
* Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.
- R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.
- Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.
- /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
- Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C
- Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới 2Vcc/3.
* Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
- Transistor vẫn dẫn !* Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3:
- Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.
Kết quả: Ngõ ra out có dạng sóng vuông chu kỳ ổn định

Hướng dẫn tạo xung

Hướng dẫn tạo xung vuông

Khi hoàn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch, hoặc bạn cần nguồn xung CLOCK để đưa vào các mạch IC số. Nếu Bạn cần có nguồn tín hiệu dạng xung, Bạn có thể dùng ic 555 để tạo ra các dạng tín hiệu này.

Mạch tạo xung vuông dùng IC 555
Trong mạch trên ta có:
- Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2. Vậy khi Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng để chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xung có tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1.
- Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ở mức áp cao gần bằng 12V thì Led đỏ D2 sáng. Điện trở R3, R4 dùng để hạn dòng làm việc của các Led, Bạn nhớ không để dòng qua Led quá lớn dễ làm hư Led. Xung ra trên chân 3 là dạng xung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt.
- Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2 sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dòng xả qua R2. Vậy công dụng của R2 là hạn chế không để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua thời kỳ nạp điện…. Để tín hiệu ra có dạng xung vuông với hệ số duty = 50%, Bạn lấy trị R2 đủ nhỏ so với trị của RV1 + R1.
- Công thức tính tần số và chu kỳ:
ln2=0.693
T=0.693*(R1+2R2)*C
f=1/T
Tn=0.693*(R1+R2)*C
Tx=0.693*R2*C
T=Tn+Tx
Ghi chú: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh hưởng của mạch ngoài lên mạch định tần với RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2, nội trở của mạch ngoài sẽ làm thay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệm để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555.
Tư liệu nói về các cách dùng ic 555 đã được tôi đề cập rất nhiều trong các bài viết trước đây. Nếu muốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạn hãy tìm đọc lại các bài viết này.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: RiD HaUI
Gmail: dienturid@gmail.com

Next previous home