Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Một số hướng dẫn cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Một số hướng dẫn cơ bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Dòng điện DC và AC

Tìm hiểu dòng điện 1 chiều và xoay chiều

1) Dòng điện xoay chiều (AC):



Dòng điện AC tín hiệu hình Sin

AC là viết tắt của Alternating Current: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định.
Có nghĩa dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy.
Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.
Để đo lường sự thay đổi chiều nhanh hay chậm, người ta đưa ra khái niệm:
Tần số (hertz): Là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Kí hiệu: F. Đơn vị Hz.
Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại ví trí cũ. Tính bằng giây (s): Kí hiệu TT = 1/F
Đố bạn ở Mỹ, Châu Âu và Việt Nam sử dụng lưới điện có tần số bao nhiêu?

Tín hiệu tam giác

Như hình bên, tín hiệu điện hình tam giác gọi là tín hiệu AC vì biên độ điện áp thay đổi từ dương sang âm rồi lại dương và cứ lặp lại tiếp tục.
Một nguồn AC thì phù hợp cung cấp cho các thiết bị như đèn, các thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn ủi, bình nấu nước bằng điện... Nhưng tất cả các mạch điện lại yêu cầu một điện áp không đổi. Chính vì lý do này mà ta phải quan tâm đến cách mạch chỉnh lưu, ổn áp... Để biến từ một dòng điện thay đổi thành không đổi để sử dụng cho mạch điện.
2) Dòng điện một chiều (DC):


Dòng điện DC không đổi
DC là viết tắt của Direct Current: Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

Tín hiệu DC có gợn sóng
Các mạch điện thường yêu cầu một nguồn cung cấp DC có giá trị không đổi hoặc là tín hiệu DC có một chút gợp sóng như hình bên.
Các bộ nguồn, pin thì cung cấp điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta. Nguyên tắc chung của các bộ nguồn này là chuyển đổi điện áp AC lớn ngõ vào thành một điện áp AC nhỏ hơn. Tiếp đó thì sử dụng cầu diod để chuyển đổi AC thành DC kết hợp với các tụ có giá trị lớn ngõ ra để tạo ra điện áp DC ngõ ra với một chút gợn sóng. Tùy vào chất lượng nguồn mà giá trị DC ngõ ra có gợn sóng nhiều hay ít. Nhưng đa phần là đáp ứng tốt cho hầu hết các mạch điện.
Chú ý thêm là: Đèn, các thiết bị đốt nóng hay motor thì làm việc với bất kỳ nguồn DC nào. Khi cần nguồn cung cấp cho các thiết bị này thì xài nguồn có gợn sóng nhiều nhiều mà rẻ tí cũng được
3) Các thông số của một tín hiệu điện


Các thông số của một tín hiệu điện

Khi đề cập đến một tín hiệu điện thì ta có thể nói điện áp hoặc dòng điện của tín hiệu đó. Nhưng thường thì mọi người hay nói về điện áp.
Đồ thị điện áp theo thời gian như hình bên đã chỉ ra các thông số của điện áp xoay chiều này.
Tín hiệu là tín hiệu hình Sin.
Biên độ: Là điện áp cực đại của tín hiệu điện này.
Điện áp đỉnh đỉnh bằng 2 lần biên độ. Khi quan sát tín hiệu điện này trên màn hình oscilloscope, thường ta sẽ chú ý giá trị này.
Chu kỳ là thời gian để tín hiệu điện này lặp lại như cũ. Do tín lặp lại của tín hiệu điện hình Sin nên ta có thể đo: Khi tín hiệu này đạt biên độ dương và trong bao lâu nữa nó lại đạt biên độ dương thì thời gian đó là chu kỳ. Chú ý là biên độ dương nhé, nếu nói biên độ thôi thì không chính xác vì từ lúc nó đạt biên độ (dương) đến khi đạt biên độ 1 lần nữa (âm) thì mới có 1/2 chu kỳ. Và điều này càng dễ nhằm lẫn khi lấy mốc là lúc tín hiệu 0V thì nó đạt 0V lần 2 mới là 1 chu kỳ. Nhìn vào đồ thì bạn sẽ rõ. Đơn vị đo: s (giây).
Tần số là số chu kỳ trong 1s. Đơn vị đo là:  Hz (Hertz). 1kHz = 1.000Hz and 1MHz = 1.000.000Hz. 
4) Giá trị thực RMS:
Một điện áp AC thì thay đổi liên tục từ 0 V lên giá trị đỉnh rồi về 0 rồi lại giảm xuống đỉnh âm rồi lại trở về 0. Bạn cũng đó, hầu hết thời gian thì giá trị tức thời của nó bé hơn giá trị đỉnh. Do đó, thật khó để tín ra ảnh hưởng của nó tới các thiết bị điện. Nó đâu như điện áp DC  có giá trị không đổi, mỗi lần cần tín toán gì thì lấy giá trị không đổi ra mà tính.
Và để giải quyết vấn đề này, người ta đã đưa ra trị thực RMS (Root Mean Square). Với tín hiệu AC hình Sin này thì VRMS = 0,7 Vđỉnh . Chú ý là hằng số 0,7 là của tín hiệu hình Sin, với các tín hiệu khác như hình hiệu vuông, tam giác..thì không phải là 0,7 mà có một giá trị khác. Điều này sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Như đã nói: Người ta đưa ra trị thực này nhằm cho ta hiểu đơn giản hóa một tín hiệu AC thành một tín hiệu DC có giá trị không đổi. Trị thực của một tín hiệu AC thì gây ra ảnh hưởng tới các thiết bị điện như là một tín hiệu DC không đổi có biên độ tương đương. Xem ví dụ bạn sẽ hiểu hơn.
Ví dụ: Một bóng đèn được nối với 6V RMS AC sẽ sáng y như là được nối với một nguồn 6V DC không đổi.
Một điện trở được nối với một nguồn 12V RMS AC sẽ tỏa cùng một nhiệt lượng khi được nối với một nguồn 12V DC không đổi.
Và tất nhiên nếu bạn nối bóng đèn vào một nguồn AC có trị đỉnh là 6V thì sẽ ít sáng hơn là nối vào một nguồn 6V DC không đổi, vì khi này trị RMS của nguồn AC chỉ là 4,2V thôi.
Chú ý: Trị RMS không phải là giá trị trung bình, người ta gọi nó là giá trị thực (trị thực). Trị trung bình của tín hiệu Sin là 0V. Vì phần âm đối xứng phần dương và khử nhau.
Câu hỏi liên quan: 
1) Các đồng hồ đo điện chỉ ra giá trị gì của tín hiệu AC: trị thực hay trị đỉnh?
Trả lời: Các đồng hồ đo điện chỉ ra giá trị RMS của điện áp hoặc dòng điện bạn đang đo.
2) Khi nói nguồn 6V AC là đang nói 6V trị thực hay 6V trị đỉnh?
Đó là đang nói tới 6V trị thực. Khi bạn dùng đồng hồ đo điện đo điện áp đang sử dụng ở trong nhà, kết quả trên đồng hồ là 220V, đó là trị thực. 

Tranzitor

Hướng dẫn về tranzitor

Sử dụng BJT vào mục đích khuếch đại:

Transistor

Hình vẽ cho thấy: Dòng điện bên chân B rất nhỏ, nó có thể điều khiển dòng điện rất lớn bên chân C, đó chính là tính khuếch đại của các transistor. Chúng ta đưa một tín hiệu có công suất nhỏ vào chân B, chúng ta có thể nhận được một tín hiệu lớn hơn, mạnh hơn trên chân C. Do đó, chân B gọi là ngả vào và chân C gọi là ngả ra. Khi dùng một transistor làm tầng khuếch đại, chúng ta thường thiết kế theo trình tự sau:
Thứ nhất: Phải lấy đúng phân cực DC. Với transistor NPN, mức volt trên chân B cao hơn E khoảng một diode, mức volt chân C phải cao hơn chân B.
Thứ hai: Tìm cách đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại và tìm cách thu lại tín hiệu ở ngả ra. Có các kiểu vào ra như sau:
* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân C
* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E
* Cho tín hiệu vào chân E và lấy tín hiệu ra trên chân C.
Vậy chân B luôn là ngả vào và chân C luôn là ngả ra, chỉ có chân E có thể lúc làm ngả vào và lúc làm ngả ra. Thứ ba: Dùng kỹ thuật hồi tiếp để hoàn thiện mạch khuếch đại 
Ghép các transistor lại để đạt hiệu quả hơn
Chúng ta biết, trong chế tạo, một transistor cho độ lợi dòng lớn thì công suất không lớn, một transistor công suất lớn thì hệ số khuếch đại dòng nhỏ. Vậy để có các transistor vừa có công suất lớn, vừa có độ lợi dòng lớn, người ta dùng cách ghép phức hợp còn gọi là cách ghép Darlington.



Transistor
Transistor phức hợp sẽ cho hệ số khuếch đai dòng rất lớn và có công suất lớn. 
Một vài cách dùng transistor


Transistor
Hình vẽ sau cho thấy transistor BJT có thể được dùng như một một biến trở chỉnh theo mức áp. Lúc này chân C không phân cực, chân CE xem như một biến trở, tín hiệu có thể qua lại theo hai chiều, nội trở CE sẽ thay đổi theo mức áp cao thấp trên chân B. Người ta thường dùng transistor theo kiểu này ở mạch ALC (Automatic Level Control), nó có tác dụng ổn định biên độ tín hiệu lúc máy ở mode ghi băng.
Người ta thường dùng transistor theo kiểu, tín hiệu tác động trên chân B và tải đặt trên chân C.

Transistor
Bạn nào còn chưa rõ về rơ le (relay) có thể xem lại bài viết tìm hiểu về rơ le
Mạch trên cho thấy, người ta dùng điện áp điều khiển đưa vào chân B và đóng mở dòng chảy ra trên chân C, dùng dòng này để kích thích một relay đặt trên chân C.
* Khi chân B có mức áp cao hơn 0.6V, khoảng 1V, thì transistor sẽ vào trạng thái bão hòa, dòng chảy ra trên chân C sẽ cấp cho cuộn dây trong relay, relay hút lá kim xuống và thay đổi vị trí của các tiếp điểm lá kim. 
* Khi chân B mất áp, hay 0V thì transistor sẽ vào trạng thái ngưng dẫn, lúc này sẽ không có dòng chảy ra trên chân C, cuộn dây trong relay mất dòng, tiếp điểm lá kim bị nhã ra, nó lại thay đổi vị trí của tiếp điểm lá kim. 
Do cuộn dây vốn là một kho chứa điện năng theo dạng dòng, nên khi có dòng điện chảy qua cuộn dây sẽ được nạp điện năng, và khi cuộn dây bị cắt dòng, lượng điện năng chứa trong cuộn dây sẽ hoàn trả lại cho mạch, nó hoàn trả điện năng dưới dạng phát ra điện áp ứng có biên rất cao, mức áp này có thể làm hư các linh kiện bán dẫn trong mạch, do đó ngang relay, người ta phải gắn một diode bảo vệ.

Transistor
Có thể dùng quang trở gắn trên chân B để đóng mở Led đặt trên chân C.
* Trong hình bên trái, khi quang trở bị chiếu sáng, nó cho nội trở nhỏ, làm giảm mức áp trên chân B, nên transistor vào trạng thái tắt và không có dòng chảy ra trên chân C, nên Led tắt. Và khi quang trở bị che sáng Led sẽ sáng.
* Trong hình bên phải thì ngược lại. Khi quang trở được chiếu sáng, nó sẽ giảm nội trở làm tăng mức áp trên chân B, transistor dẫn điện, Led sáng và khi bị che sáng thì Led tắt.Trong mạch, chiết áp 10K dùng chỉnh độ nhậy của mạch.

Tụ điện

Tụ điện cơ bản

Nội dung chính
1.      Tụ điện là gì?
2.      Hình dáng thường thấy trong thực tế.
3.      Phân loại.
4.      Cách đọc giá trị.
5.      Các vấn đề thường gặp
1. Tụ điện là gì?
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng cường độ, nhưng trái dấu.
Những định nghĩa thì thật là khó hiểu, một cách đơn giản là linh kiện có khả năng giữa điện và phóng điện
2. Hình dáng thường thấy trong thực tế



Tụ gốm


Tụ hóa

3. Phân loại
Theo tính chất lý hóa và ứng dụng
·         Tụ điện phân cực : là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.
·         Tụ điện không phân cực : Là tụ không qui định cực tính, đấu nối "thoải mái" vào mạng AC lẫn DC.
·         Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp : Do điện áp làm việc mà có phân biệt "tương đối" này.
·         Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng) : Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt "tương đối".
·         Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được) : Đa số tụ điện có một trị số điện dung "danh định" nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.
Theo cấu tạo và dạng thức
·         Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoải bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v...
·         Tụ gốm đa lớp Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm "thường" khoảng 4 --> 5 lần.
·         Tụ giấy : Là tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.
·         Tụ mica màng mỏng : cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).
·         Tụ bạc - mica : là loại tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé. Tụ này dùng cho cao tần là ... hết biết.
·         Tụ hóa học : Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu --> tạo điện dung cao và rất cao cho tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.
·         Tụ siêu hóa (Super Chimical Capacitance) : dùng dung môi đất hiếm, tụ này nặng hơn tụ nhôm hóa học và có trị số cực lớn, có thể đến hàng Farad. Tụ có thể dùng như một nguồn pin cấp cho vi xử lý hay các mạch đồng hồ (clock) cần cấp điện liên tục.
·         Tụ hóa sinh là Siêu tụ điện thay thế cho pin trong việc lưu trữ điện năng trong các thiết bị điện tử di động, dùng lginate trong tảo biển nâu làm nền dung môi --> lượng điện tích trữ siêu lớn và giảm chỉ 15% sau mỗi chu kỳ 10.000 lần sạc.
·         Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.
·         Tụ vi chỉnh và tụ xoay : Có loại gốm, loại mica và loại kim loại.
Ở phần 1 cơ bản về tụ điện đã đề cập đến tụ điện là gì, hình dáng tụ trong thực tế và một số cách phân loại. Bạn nào chưa xem có thể xem lại.
Cách đọc giá trị
·         Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv...
·         Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv... Đọc: Hai số đầu giữ nguyên , số thứ 3 tương ứng với số con số 0 thêm vào sau và lấy đơn vị là Pico. VD: 103J sẽ là 10.000 pico. Chữ cái J hay K ở sau cùng là sai số
·         Một cách ghi khác. VD .01J, .22K .Đọc trực tiếp nhưng lấy đơn vị là micro. VD: .01J nghĩa là 0,01 Micro

Các tình huống thường gặp
·         Cốt lõi kiến thức về tụ điện? Với dòng điện 1 chiều thì tụ có giá trị vô cùng. Dòng một chiều không đi qua tụ. Với dòng xoay chiều thì tụ có giá trị trở kháng phụ thuộc vào tần số dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều đi qua tụ, trụ như là một điện trở nhưng không tổn hao (lí tưởng).
·         Tôi có thể kiếm được một tụ điện có điện dung tuỳ ý không? Bạn không thể kiếm đựoc một tụ điện với điện dung tuỳ ý, vì tụ điện chỉ có một số giá trị nhất định .VD với tụ giấy và gốm có các loại sau 5pico, 10p, 22p, 33p, 47p, 56p, 68p, 100p, 220p, 1nano, 2,2n; 3,3n ; 4,7n ; 5,6n ; 6,8n ; 10n ; 22n , 33n , 47n, 56n, 68n, 100n, 220n, 470n.Với tụ hoá có các giá trị thông dụng 0,47micro; 1 micro , 2,2 micro ; 3,3 micro ; 4,7 micro ; 5,6 micro ; 10micro, 22micro, 47micro, 100micro, 220micro, 470 micro, 1000micro, 2200micro, 4700micro.
·         Tụ hay bị hỏng ở dạng gì Tụ giấy và tụ gốm hay hỏng ở dạng bị dò hoặc bị chập .Tụ hoá lại hay hỏng ở dạng bị khô (giảm điện dung) hoặc bị nổ do điện áp vượt quá giá trị chiệu đựng.
·         Cách kiểm tra tụ trong mạch? Nếu nghi tụ bị hỏng ta phải hút rỗng một chân ra khỏi mạch hoặc tháo ra ngoài để đo. Với tụ giấy hay tụ gốm thì dùng thang 1K ohm hay 10K ohm để kiểm tra. Tụ tốt là sau khi phóng nạp kim đồng hồ phải trở về vị trí cũ, nếu kim không trở về hoặc lên = 0 ohm là tụ bị dò hoặc chập. Với tụ hoá thì dùng thang 1 ohm hoặc 10 ohm kiểm tra độ phóng nạp và phải so sánh với một tụ cùng trị số điện dung và mới, nếu độ phóng nạp bằng nhau là tụ còn tốt, nếu độ phóng nạp kém tụ mới là tụ bị giảm điện dung.
·         Có thể tạo ra tụ với giá trị tùy ý không Được nhưng bạn cần chú ý về dấu, điện áp định mức và giá trị tính được như sau: Đấu song song hoặc nối tiếp các tụ điện lại với nhau, khi dấu song song thì ta được một tụ có điện dung bằng tổng điện dung các tụ : C = C1 + C2. Khi đấu nối tiếp thì điện dung tương đương sẽ giảm theo công thức C = C1xC2 / ( C1 + C2 )


Led

Hướng dẫn đầy đủ về led

Nội dung bài viết
1.      Led là gì?
2.      Cách kết nối led.
3.      Chú ý khi hàn led vào mạch
4.      Kiểm tra led
5.      Led có những màu nào?
6.      Tính toán giá trị khi có led trong mạch
7.      Nối tiếp nhiều led.
8.      Cần tránh khi dùng nhiều led
9.      Cách đọc thông số kĩ thuật của led
10. Mảng led xuất thông tin
Led là gì?



Led thực chất là một diod nhưng có phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua nó.
Cách kết nối


Do led thực chất cũng là một diod nên cách kết nối cũng giống như diod. Bạn thường nhìn thấy là led có 2 chân, 1 ngắn và 1 dài, chấn dài là anode và chân ngắn là cathode. Hoặc bạn có thể nhìn thấy kí hiệu a hoặc + là anode và k hoặc - là cathode. Và khi kết  nối vào nguồn thì anode mắc vào cực dương và cathode thì mắc vào cực âm. Cái này thì là cơ bản rồi mà. Một mẹo nhỏ là nhìn vào hình bạn cũng thấy là bên trong của led thì cathod có bự hơn anode nhưng cái này không phải lúc nào cũng đúng.
Chú ý khi hàn led vào mạch
Led có thể bị hỏng bởi nhiệt độ khi hàn vào mạch. Nhưng bạn cũng đừng lo quá, điều này cũng ít xảy ra trừ khi uống hết 1 ly cà phê mà bạn vẫn chưa hàn xong. Ngoài ra thì việc hàn led vào mạch cũng không có gì đặc biệt phải chú ý thêm.
Kiểm tra led


Cách kết nối để kiểm tra led
Cấm kỵ là không được kết nối led trực tiếp vào nguồn điện (PIN hoặc nguồn cung cấp). Vì sẽ có dòng điện rất lớn chảy qua led và led sẽ bị hư ngay lập tức, không có thời gian hối hận đâu nhé.
Led cần 1 điện trở để hạn chế dòng điện chạy qua led, bạn vẫn thường nghe 'điện trở hạn dòng' cũng chính là ý này. Bạn cần 1 con trở khoảng 1 K để kiểm tra led với nguồn cung cấp nhỏ hơn 12V cho hầu hết các led trong trường hợp bạn cần kiểm tra thôi và không muốn tính toán gì thêm.
Nếu cần tính toán hãy xem phần tiếp theo.
Led có những màu nào?


Các màu có thể có của led
Hình bên là các màu bạn có thể tìm mua. Màu đỏ và trắng là hay thấy trong thực tế. Và rất buồn là led màu xanh da trời và màu trắng vì có phần đắt hơn các màu còn lại.
Các bạn đừng bao giờ nhằm là màu của led được tạo nên bởi phần nhựa bao bọc led nhé. Màu của led được tạo ra bởi cấu tạo của nó.
Led 3 màu


Hầu hết các led 3 màu là màu đỏ và màu xanh lá cây được làm chung trong một vỏ với 3 chân như hình bên. Bạn có đoán ra vì sao nó có 3 màu trong khi chỉ có 2 màu trong 1 con led?
Ah, đó là một màu được trộn giữa đỏ và xanh lá cây khi 2 màu này cùng phát sáng.
Chú ý kĩ hình bên nhé, chiều dài của 3 chân led. k là chân cathod chung cho cả 2 màu. 2 chân còn lại là 2 cực anode cho 2 màu. Bạn có thể điều khiển từng màu sáng hoặc cả 2 cùng sáng để tạo nên màu thứ 3.
Led 2 màu: Ngoài ra thì còn có led 2 màu là 1 lúc chỉ có thể có 1 màu được bật sáng vì thế không có sự pha trộn màu để tạo nên màu thứ 3, nhưng lại này ít thông dụng.
 phần 1: Tất cả về led chúng ta đã tìm hiểu led là gì? Cách kết nối cũng như cách hàn vào mạch và các màu bạn có thể tìm thấy trên thị trường. Bạn nào chưa xem có thể xem lại

Tính toán điện trở đấu nối led



Tính điện trở hạn dòng cho led
Như tôi đã đề cập là không thể đấu nối trực tiếp một led và nguồn mà phải dùng một điện trở hạn dòng. Chúng ta sẽ đi chi tiết cách tính giá trị điện trở này.
Công thức: R = (Vs- VL) / I
Vs : Là điện áp nguồn
VL : Là điện áp rơi trên led. Thường là khoảng 2V và trên 2V cho led màu xanh da trời và led trắng.
I : Là dòng chạy qua led. Thường là từ 10-20 mA phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của con led đó.
Nhưng thường thì kết quả không thẻ tìm ra giá trị điện trở như tính toán, tốt hơn bạn nên chọn điện trở có giá trị lớn hơn gần nhất để giảm dòng qua led, nhưng như thế led sẽ ít sáng hơn. Hoặc nếu tìm thấy một điện trở có giá trị thấp hơn nhưng không nhiều, bạn có thể chọn nhưng phải cân nhắc kỹ nhé. Vì lúc này dòng qua led lớn hơn tính toán và led sẽ rất sáng và tất nhiên nhanh hỏng.

Kết nối nhiều led kiểu nối tiếp:



Nhiều led được nối tiếp
Bạn có thể kết nối nhiều led kiểu nối tiếp như hình bên. Và dùng chính cái nguồn như đấu 1 led vậy nhưng lúc này phải tính toán lại giá trị điện trở hạn dòng.
Do cách đấu nối tiếp các led nên dòng chảy qua 3 led là như nhau, vì thế ta dùng 3 con led cùng loại là tốt nhất.
Giả sử điện áp rơi trên led là 2V thì 3 con sẽ là  3 x 2 = 6V. Giá trị điện trở lúc này là: 
R = (Vs- 6) / I
 Tránh kết nối led kiểu song song


Tránh kết nối song song các led
Không nên dùng chung 1 điện trở hạn dòng cho nhiều led. Bạn thử nghĩ xem nếu 2 con led có điện áp định mức khác nhau. Lập tức con có áp định mức thấp sẽ bị hỏng ngay.
Điện trở giá rất rẻ, vì thế không nên tiết kiệm thế này.
Hãy nhớ rằng: Nếu các led cần mắc song song thì mỗi led phải có 1 điện trở hạn dòng riêng cho nó.

Các mảng led dùng để xuất thông tin

Một số bạn thường gặp:


Led xuất thông tin thường gặp








previous home