Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Phần mềm Proteus


Hướng dẫn sử dụng phần mềm Proteus

I. Giới thiệu PROTUES

Proteus 7.10 SP2 Full + Key + Crack + HD setup

Phần mềm Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như MCS-51, PIC, AVR, … Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola.
Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Proteus là công cụ mô phỏng cho các loại Vi Điều Khiển khá tốt, nó hỗ trợ các dòng VĐK PIC, 8051, PIC, dsPIC, AVR, HC11, MSP430, ARM7/LPC2000 … các giao tiếp I2C, SPI, CAN, USB, Ethenet,… ngòai ra còn mô phỏng các mạch số, mạch tương tự một cách hiệu quả.
Proteus là bộ công cụ chuyên về mô phỏng mạch điện tử. Các phần mềm (công cụ) trong bộ là:
ISIS Schematic Capture:
- ISIS đã được nghiên cứu và phát triển trong hơn 12 năm và có hơn 12000 người dùng trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó là có thể mô phỏng hoạt động của các hệ vi điều khiển mà không cần thêm phần mềm phụ trợ nào. Sau đó, phần mềm ISIS có thể xuất file sang ARES hoặc các phần mềm vẽ mạch in khác.
- Trong lĩnh vực giáo dục, ISIS có ưu điểm là hình ảnh mạch điện đẹp, cho phép ta tùy chọn đường nét, màu sắc mạch điện, cũng như thiết kế theo các mạch mẫu (templates)
Những khả năng khác của ISIS là:
• Chạy trên nền Windows 98/Me/2k/XP/Win7
• Tự động sắp xếp đường mạch và vẽ điểm giao đường mạch.
• Chọn đối tượng và thiết lập thông số cho đối tượng dễ dàng
• Xuất file thống kê linh kiện cho mạch
• Xuất ra file Netlist tương thích với các chương trình làm mạch in thông dụng.
• Đối với người thiết kế mạch chuyên nghiệp, ISIS tích hợp nhiều công cụ giúp cho việc quản lý mạch điện lớn, mạch điện có thể lên đến hàng ngàn linh kiện.
• Thiết kế theo cấu trúc (hierachical design)
• Khả năng tự động đánh số linh kiện.
ARES PCB Layout:
ARES (Advanced Routing and Editing Software) là phần mềm vẽ mạch in PCB. Nó vẽ mạch dựa vào file nestlist cùng các công cụ tự động khác.
+ Đặc điểm chính:
. Có cơ sở dữ liệu 32 bit cho phép độ chính xác đến 10nm, độ phân giải góc 0.10 và kích thước board lớn nhất là +/- 10 mét. ARES hỗ trợ mạch in 16 lớp.
. Làm việc thông qua các menu ngữ cảnh tiện lợi
. File netlist từ phần mềm vẽ mạch nguyên lý ISIS.
. Tự động cập nhật ngược chỉ số linh kiện, sự đổi chân, đổi cổng ở mạch in sang mạch nguyên lý.
. Công cụ kiểm tra lỗi thiết kế.
. Thư viện đầy đủ từ lỗ khoan mạch đến linh kiện dán.
Simulation (ProSPICE/VSM)
PROTEUS VSM là sự kết hợp giữa chương trình mô phỏng mạch điện theo chuẩn công nghiệp SPICE3F5 và mô hình linh kiện tương tác động (animated model). Nó cho phép người dùng tự tạo linh kiện tương tác động và thực ra có rất nhiều linh kiện loại này được tạo ra mà không cần code lập trình. Do đó, PROTEUS VSM cho phép người dùng thực hiện các “mô phỏng có tương tác” giống như hoạt động của một mạch thật.
Thêm nữa, chương trình cung cấp cho chúng ta rất nhiều mô hình linh kiện có chức năng mô phỏng, từ các vi điều khiển thông dụng đến các linh kiện ngoại vi như LED, LCD, keypad, cổng RS232 …Do đó cho phép ta mô phỏng từ một hệ vi điều khiển hoàn chỉnh đến việc xây dựng phần mềm cho hệ thống đáp ứng các giao thức vật lý.
Bạn có thể dowload phần mềm tại đây
Pass giải nén : dienturid@gmail.com
II. Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Khởi động chương trình ISIS bằng cách chọn START -> All Program -> Proteus 7 Professional -> ISIS 7 Professional từ màn hình desktop của Window


Màn hình làm việc của ISIS xuất hiện với đầy đủ các menu lệnh cũng như các thanh công cụ hỗ trợ cho việc tạo và mô phỏng mạch điện.


Bước 2: Lấy linh kiện từ thanh công cụ nhấp chọn vào Component Mode chọn tiếp Pick from Libraries cửa sổ Pick Devices hiện ra


Tại Key words  "AT89" để lấy IC AT89C51 (khi mô phỏng thì IC 89C51/52 và 89S51/52 là như nhau). ChọnAT89C51 và nhấp đúp để lấy linh kiện ra ngoài.


Tiếp theo lấy thạch anh làm tương tự, trong ô Key words  "Crystal" chọn Crystal, nhấp đúp để lấy linh kiện.


Với LED trong Key words  LED, kéo xuống dưới, chọn LED - YELLOW để dễ quan sát, lấy trở, tụ cũng tương tự như vậy.


Sau khi hoàn tất lấy linh kiện các linh kiện đã được chọn sẽ nằm bên trái vùng làm việc để đưa linh kiện ra ngoài vùng làm việc ta nhấp vào linh kiện đó rồi đưa chuột ra vùng làm việc, nhấp trái chuột linh kiện đó sẽ xuất hiện, khi hoàn thành ta đc một vùng làm việc với các linh kiện.



Tiếp theo tiến hành lấy nguồn, đất. Từ thanh công cụ, ta chọn Terminal Mode tại cửa sổ nhỏ bên trái vùng làm việc ta chọn GROUND (GND) hoặc POWER (VCC).


Bước 3: Di chuyển và nối dây linh kiện. Để di chuyển ta nhấp phải chuột một lần vào linh kiện đó, nó sẽ sáng lên, tiếp đến nhấp trái chuột, giữ và kéo rê chuột qua chỗ cần di chuyển tới rồi thả chuột. Nếu không muốn chọn linh kiện đó ta nhấp phải chuột 2 lần lên linh kiện hoặc nhấn phải chuột và nhấn phím Delete trên bàn phím.


Để xoay linh kiện ta nhấp phải chuột vào linh kiện đó rồi chọn một trong các mục để xoay linh kiện


Sau khi hoàn thành việc sắp xếp linh kiện ta tiến hành việc nối dây, để nối dây hãy di chuyển con trỏ chuột đến chân linh kiện thứ nhất, một ô vuông màu đỏ bằng nét đứt xuất hiện tại đầu chân linh kiện. Nhấn giữ chuột và di chuyển chuột tới chân linh kiện thứ 2 sao cho tại đầu chân linh kiện này cũng xuất hiện một ô vuông, thả chuột ra thì một dây nối được tự động kết nối và sắp xếp đường đi của dây nối. Nếu nối dây bị sai ta nhấp phải chuột hai lần vào dây đó để xóa bỏ.


Bước 4: Nạp chương trình vào vi điều khiển và chạy mô phỏng.
Sau khi hoàn thành việc nối dây ta được một mạch điện hoàn chỉnh:


Để tiến hành mô phỏng ta phải nạp chương trình vào vi điều khiển, nhấp phải chuột vào IC AT89S52 rồi nhấp trái chuột cửa sổ Edit Component hiện ra:




Component Reference (tham chiếu linh kiện) mỗi linh kiện lấy ra ngoài vùng làm việc ngoài tên chính thức của linh kiện (VD: AT89S52) chương trình còn đặt thêm một tên khác để quản lý, tên này bắt đầu từ U1, rồi tới U2, U3...
Component Value là tên linh kiện
Clock Frequency là tần số bộ tạo dao động cho IC, nó ảnh hưởng tới tốc độ xử lý dữ liệu của vi điều khiển, ở đây mặc định là 12MHz, bạn có thể thay đổi giá trị này nhưng cần phải tính toán.
PCB Package hình dáng chân linh kiện, liên quan tới việc vẽ mạch in.
Program File chứa tên chương trình cần chạy mô phỏng, chương trình này phải ở dạng file HEX, ở mục này bạn cầncấu hình đường dẫn đến file HEX đấy. Hình:


Trở về màn hình chính của chương trình ISIS và thực hiện mô phỏng bằng cách chuột trái vào các biểu tượng dưới góc trái màn hình.



Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI

Next previous home

0 nhận xét:

Đăng nhận xét