Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện tử tìm tòi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện tử tìm tòi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Chống trộm bằng tia laser


MẠCH CHỐNG TRỘM BẰNG TIA LASER

          Chắc các bạn đã đôi lần xem phim hành động rồi thì biết trong cảnh phim cướp đột nhập vào các ngân hàng , bảo tàng ... đều có hệ thống tia laser bảo vệ
Nếu vô tình chạm phải vào tia laser thì còi báo động sẽ hú vang . các bạn cũng có thể làm được 1 hệ thống như vậy chỉ với mạch điện đơn giản sau

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Ưu điểm của mạch này là tầm bảo vệ có thể lên tới 100m (phụ thuộc vào độ phát xạ của modul laser)


           Trong mạch dùng modul laser trò chơi trung quốc bán rất rẻ ngoài chợi trời phố Huế (5K/modul). modul sử dụng 3 viên pin cúc áo tầm phát xạ hơn 300m, tuy nhiên khi mua về bạn phải cấp dòng liên tục bằng mạch ổn áp 3,3V do Q3 R4 và DZ tạo thành - đó là phần phát tia laser
          Phần thu tia laser do quang trở R1 đảm nhận 
                 - Khi có ánh sáng laser chiếu vào quang trở R1 do hiện tượng quang điện làm cho điện trở của R1 giảm mạnh tạo phân cực thuận cho transistor Q1 dẫn thông 
         Sụt áp trên colector Q1 làm cho Q2 ngắt nên ngưng cấp nguồn cho mạch cảnh báo Loa sẽ kô hú 
               - Khi tia laser bị vật cản chắn kô đến được quang trở thì hiện tượng sẽ ngược lại
Q1 ngưng dẫn làm áp bazơ Q2 tăng cao -> Q2 được phân cực thuận dẫn thông cấp nguồn cho IC alarm
loa còi sẽ hú liên tục 
               - Biến áp T1 hạ dòng xoay chiều qua D1 nắn thành 1 chiều và được lọc & ổn áp bởi C1 C2 ,qua IC U1 cấp 5V cho mạch cảnh báo 




               - Phần loa bạn chọn loa gốm áp điện cho tiếng hú đanh và xa
IC cảnh báo dùng loại chuyên dụng HT2860 cho ra 6 loại cảnh báo khác nhau

datasheet http://www.unitrel.pl/dane/uklady-scalone/ht2860.pdf

         Trong sơ đồ key1-key6 là 6 phím bấm cho ra 6 loại cảnh báo khác nhau , các bạn lắp xong mạch ấn phím để nghe thử từng loại , thích loại nào thì bỏ phím ở vị trí tương ứng và hàn chập phím lại để khi cấp nguồn thì mạch sẽ tự chạy luôn.
   Lưu ý :

- Khi lắp bạn phải bọc quang trở vào trong 1 ống nhựa mầu đen để tránh ánh sáng ban ngày tác động vào , quang trở nằm sâu trong ống tầm 2cm
-    Hệ phát và thu phải cố định chắc chắn tránh rung động làm lệch tia laser gây báo động giả
_   Bố trí nhiều gương phản chiếu hoặc nhiều hệ thu phát ở các nơi khác nhau bạn sẽ có 1 hệ thống bất khả xâm phạm y như trong phim.   Chúc các bạn thành công !

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Mạch nguồn dùng cho robotcon

Thảo luận các mạch dành cho ROBOCON!

Vi mạch ổn áp 78xx - 79xx

- Họ 78xx: Ổn định điện áp dương. xx là giá trị điện áp đầu ra chẳng hạn 7805: 5V, 7809:9V...
-  Họ 79xx: Ổn định điện áp âm, xx là giá trị điện áp đầu ra chẳng hạn 7905:-5V, 7909:-9V,..
- Kết hợp của 78xx + 79xx sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng
78xx để ổn định điện áp dương đầu ra với điện áp đầu vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3V.
78xx gồm 3 chân :
      1 : Vin - Nguồn vào
      2 : GND - Nối đất
      3 : Vo - Nguồn ra.

Nguyên lý mạch: Mạch ổn áp dùng Diode Zener có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện bé ( ≤ 20mA ). Để có thể tạo ra một điện áp ổn định nhưng cho dòng điện lớn hơn người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại dòng như sơ đồ hình dưới.

        


Ở mạch trên điện áp tại điểm 3 có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm Rt không thay đổi và tương đối phẳng. Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E transistor Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua transistor Q1 tăng => làm điện áp chân E của transtor Q1 tăng , và ngược lại ...

Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng rãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. sẽ thay thế cho phần mạch đánh dấu bằng nét đứt của sơ đồ trên.



* Seri 78XX: LA7805, LA7808, LA7809, LA7812 là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri khác chịu được dòng
78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A
78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A
78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A

79xx
Cũng như họ 78xx, họ 79xx hoạt động tương tự nhưng điện áp đầu ra là âm (-).


Chân của 79xx thì khác với 78xx, được xác định như hình bên dưới


Sử dụng kết hợp 78xx với 79xx tạo nguồn đối xứng


Chúng ta sẽ bàn luận về:
1. Mạch nguồn ( Sử dụng IC gì,chống nhiễu,dòng tối đa,tính ổn định....)
2. Mạch vi xử li( Một số điểm chú ý khi làm mạch,chúng ta sẽ không đi sâu về các dòng VĐK..)
3. Mạch công suất.( ....)
4. Mạch cảm biến(..)
Trước tiên là mạch nguồn:
Sau đây mình xin post vài mạch lên cho các bạn tham khảo và đánh giá. Chất lượng của bộ nguồn.
1. Đầu tiên là mạch nguồn của BKPRO:





2. Nguồn BKIT:




3. Nguồn SPK_MEC :










Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI
Gmail: dienturid@gmail.com

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Dòng điện DC và AC

Tìm hiểu dòng điện 1 chiều và xoay chiều

1) Dòng điện xoay chiều (AC):



Dòng điện AC tín hiệu hình Sin

AC là viết tắt của Alternating Current: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định.
Có nghĩa dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy.
Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.
Để đo lường sự thay đổi chiều nhanh hay chậm, người ta đưa ra khái niệm:
Tần số (hertz): Là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Kí hiệu: F. Đơn vị Hz.
Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại ví trí cũ. Tính bằng giây (s): Kí hiệu TT = 1/F
Đố bạn ở Mỹ, Châu Âu và Việt Nam sử dụng lưới điện có tần số bao nhiêu?

Tín hiệu tam giác

Như hình bên, tín hiệu điện hình tam giác gọi là tín hiệu AC vì biên độ điện áp thay đổi từ dương sang âm rồi lại dương và cứ lặp lại tiếp tục.
Một nguồn AC thì phù hợp cung cấp cho các thiết bị như đèn, các thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn ủi, bình nấu nước bằng điện... Nhưng tất cả các mạch điện lại yêu cầu một điện áp không đổi. Chính vì lý do này mà ta phải quan tâm đến cách mạch chỉnh lưu, ổn áp... Để biến từ một dòng điện thay đổi thành không đổi để sử dụng cho mạch điện.
2) Dòng điện một chiều (DC):


Dòng điện DC không đổi
DC là viết tắt của Direct Current: Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

Tín hiệu DC có gợn sóng
Các mạch điện thường yêu cầu một nguồn cung cấp DC có giá trị không đổi hoặc là tín hiệu DC có một chút gợp sóng như hình bên.
Các bộ nguồn, pin thì cung cấp điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta. Nguyên tắc chung của các bộ nguồn này là chuyển đổi điện áp AC lớn ngõ vào thành một điện áp AC nhỏ hơn. Tiếp đó thì sử dụng cầu diod để chuyển đổi AC thành DC kết hợp với các tụ có giá trị lớn ngõ ra để tạo ra điện áp DC ngõ ra với một chút gợn sóng. Tùy vào chất lượng nguồn mà giá trị DC ngõ ra có gợn sóng nhiều hay ít. Nhưng đa phần là đáp ứng tốt cho hầu hết các mạch điện.
Chú ý thêm là: Đèn, các thiết bị đốt nóng hay motor thì làm việc với bất kỳ nguồn DC nào. Khi cần nguồn cung cấp cho các thiết bị này thì xài nguồn có gợn sóng nhiều nhiều mà rẻ tí cũng được
3) Các thông số của một tín hiệu điện


Các thông số của một tín hiệu điện

Khi đề cập đến một tín hiệu điện thì ta có thể nói điện áp hoặc dòng điện của tín hiệu đó. Nhưng thường thì mọi người hay nói về điện áp.
Đồ thị điện áp theo thời gian như hình bên đã chỉ ra các thông số của điện áp xoay chiều này.
Tín hiệu là tín hiệu hình Sin.
Biên độ: Là điện áp cực đại của tín hiệu điện này.
Điện áp đỉnh đỉnh bằng 2 lần biên độ. Khi quan sát tín hiệu điện này trên màn hình oscilloscope, thường ta sẽ chú ý giá trị này.
Chu kỳ là thời gian để tín hiệu điện này lặp lại như cũ. Do tín lặp lại của tín hiệu điện hình Sin nên ta có thể đo: Khi tín hiệu này đạt biên độ dương và trong bao lâu nữa nó lại đạt biên độ dương thì thời gian đó là chu kỳ. Chú ý là biên độ dương nhé, nếu nói biên độ thôi thì không chính xác vì từ lúc nó đạt biên độ (dương) đến khi đạt biên độ 1 lần nữa (âm) thì mới có 1/2 chu kỳ. Và điều này càng dễ nhằm lẫn khi lấy mốc là lúc tín hiệu 0V thì nó đạt 0V lần 2 mới là 1 chu kỳ. Nhìn vào đồ thì bạn sẽ rõ. Đơn vị đo: s (giây).
Tần số là số chu kỳ trong 1s. Đơn vị đo là:  Hz (Hertz). 1kHz = 1.000Hz and 1MHz = 1.000.000Hz. 
4) Giá trị thực RMS:
Một điện áp AC thì thay đổi liên tục từ 0 V lên giá trị đỉnh rồi về 0 rồi lại giảm xuống đỉnh âm rồi lại trở về 0. Bạn cũng đó, hầu hết thời gian thì giá trị tức thời của nó bé hơn giá trị đỉnh. Do đó, thật khó để tín ra ảnh hưởng của nó tới các thiết bị điện. Nó đâu như điện áp DC  có giá trị không đổi, mỗi lần cần tín toán gì thì lấy giá trị không đổi ra mà tính.
Và để giải quyết vấn đề này, người ta đã đưa ra trị thực RMS (Root Mean Square). Với tín hiệu AC hình Sin này thì VRMS = 0,7 Vđỉnh . Chú ý là hằng số 0,7 là của tín hiệu hình Sin, với các tín hiệu khác như hình hiệu vuông, tam giác..thì không phải là 0,7 mà có một giá trị khác. Điều này sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Như đã nói: Người ta đưa ra trị thực này nhằm cho ta hiểu đơn giản hóa một tín hiệu AC thành một tín hiệu DC có giá trị không đổi. Trị thực của một tín hiệu AC thì gây ra ảnh hưởng tới các thiết bị điện như là một tín hiệu DC không đổi có biên độ tương đương. Xem ví dụ bạn sẽ hiểu hơn.
Ví dụ: Một bóng đèn được nối với 6V RMS AC sẽ sáng y như là được nối với một nguồn 6V DC không đổi.
Một điện trở được nối với một nguồn 12V RMS AC sẽ tỏa cùng một nhiệt lượng khi được nối với một nguồn 12V DC không đổi.
Và tất nhiên nếu bạn nối bóng đèn vào một nguồn AC có trị đỉnh là 6V thì sẽ ít sáng hơn là nối vào một nguồn 6V DC không đổi, vì khi này trị RMS của nguồn AC chỉ là 4,2V thôi.
Chú ý: Trị RMS không phải là giá trị trung bình, người ta gọi nó là giá trị thực (trị thực). Trị trung bình của tín hiệu Sin là 0V. Vì phần âm đối xứng phần dương và khử nhau.
Câu hỏi liên quan: 
1) Các đồng hồ đo điện chỉ ra giá trị gì của tín hiệu AC: trị thực hay trị đỉnh?
Trả lời: Các đồng hồ đo điện chỉ ra giá trị RMS của điện áp hoặc dòng điện bạn đang đo.
2) Khi nói nguồn 6V AC là đang nói 6V trị thực hay 6V trị đỉnh?
Đó là đang nói tới 6V trị thực. Khi bạn dùng đồng hồ đo điện đo điện áp đang sử dụng ở trong nhà, kết quả trên đồng hồ là 220V, đó là trị thực. 

previous home