Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Họ 74xx. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Họ 74xx. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

74HC148

GIỚI THIỆU IC 74HC148

1. GIỚI THIỆU CHUNG:




IC 74HC148 là loại IC có 3 đến 8 dòng ưu tiên mã hóa. Dữ liệu được nhập vào E1 và ra ở E0, được quy định cho phép mở rộng  bộ 8 mà không cần có mạch điện bên ngoài. Dữ liệu cấp vào E1  hoạt động ở cấp mức logic thấp. 
Tất cả đầu vào được trang bị mạch bảo vệ chống lại phóng điện tĩnh và điện áp dư thừa tạm thời.


Đầu vào, ra mạch tương đương:


 2. SƠ ĐỒ CHÂN:



Ý nghĩa các chân:


3. BẢNG GIÁ TRỊ:



Chú thích:    H: mức cao
                   L: mức thấp
                   X: không làm việc

4.      THÔNG SỐ CHIP:



Điện áp cung cấp: nguồn cung cấp cho 74HC148 từ  -0.5V~7V.
Điện áp vào, và ra ngõ: từ -0.5 tới 7.5V.
Dòng  vào, ra Diode: (+/-)20mA.
Dòng chìm ở đầu ra chân: (+/-)25mA.
Dòng nguồn hoặc nối đất: (+/-)50mA.
Công suất tiêu hao: 500mW.

5.      ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG:



Tần số hoạt động tại 6V: 0~400ns . Dựa vào đó chúng ta sẽ đưa được ra tần số quét hợp lý.
Ứng dụng 74HC148:
Kết nối mảng 4-bit (nối hai 74HC148):





Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

74HC138



74HC138

*GIỚI THIỆU:

IC 74HC138 là bộ giải mã địa chỉ với 3 đầu vào (A0,A1,A2) và 8 đầu ra phủ định (Y0 đến Y7). Nó có 3 đầu vào cho phép: 2 đầu vào tích cực mức thấp (1E,2E) và 1 đầu vào tích cực mức cao (E3). Tất cả các đầu ra của 74HC138 sẽ ở mức cao trừ khi E1 ở mức thấp và E3 ở mức cao. Khi các đầu vào 1E, 2E ở mức thấp và E3 ở mức cao thì đầu ra của 74HC138 sẽ được quyết định bởi đầu vào.     
    



*CẤU TRÚC:
Sơ đồ chân

A0
















*CHỨC NĂNG:


Bảng chức năng của IC 74HC138

Chú thích:    H: mức cao
                   L: mức thấp
                   X: không làm việc



*CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA 74HC138:
· Số driver đầu ra: 10 LSTTL Loads.
· Các giao diện đầu ra tới CMOS, NMOS và TTL.
· Dải điện áp hoạt động: 2V đến 6V.
· Dòng điện vào thấp khoảng 10^-6 A.
· Khả năng loại trừ tạp âm cao trong CMOS Devices.
· Phù hợp với những yêu cầu đã được đặt ra bởi JEDEC theo chuẩn 7A.
· Đặc trưng ESD: HBM > 2000V – machine model > 200V.
· Độ phức tạp của chip: 100 FETs hoặc 29 cổng tương đương.

Tôi lấy ví dụ về cách sử dụng IC 74HC138
- IC 74HC138 có 3 đầu vào, 3 đầu vào này giải mã ra 8 đầu ra. (2 mũ 3 bằng 8).
- Đầu tiên chúng ta nối 3 chân đầu vào của 74HC138 với 3 chân P1_1, P1_2, P1_3 của 89C5x. Các chân chọn chip của 74HC138 chúng ta mắc sao cho nó luôn được kích hoạt (chân 4,5 mắc lên GND. chân 6 mắc VCC)
- Mắc 8 đèn LED vào 8 đầu ra, mắc sao cho khi đầu ra của 74138 ở mức 0V thì LED sáng.
- Lập trình với 89C5x, xuất ra 3 chân lần lượt là 000, trễ 1s. 001 trễ 1s, 010, trễ 1s... cứ thế cho đến 111.
- Quan sát LED đầu ra chúng ta sẽ thấy các LED sẽ sáng thứ tự từng cái một. Như vậy là mạch đã hoạt động, giải mã đã thành công.





Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Facebook: Rid HaUI

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

74HC595

Giới Thiệu Về IC Ghi Dịch 74HC595


IC ghi dịch 74HC595

Bài hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một ic họ 74xx nữa rất thông dụng là 74HC595.
Hình dạng thực tế:



1. Chức năng :
Là IC ghi dịch 8bit kết hợp chốt dữ liệu, đầu vào nối tiếp đầu ra song song.
Chức năng: Thường dùng trong các mạch quét led 7, led matrix…để tiết kiệm số chân VDK tối đa (3 chân). Có thể mở rộng số chân vi điều khiển bao nhiêu tùy thích mà không IC nào có thể làm dc bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ liệu các IC với nhau.
2. Sơ đồ chân:



*Giải thích ý nghĩa hoạt động của một số chân quan trọng:

Chân 14 
(input) : đầu vào dữ liệu nối tiếp. Tại 1 thời điểm xung clock chỉ đưa vào được 1 bit

QA=>QH : trên các chân (15,1,2,3,4,5,6,7) (output)
Xuất dữ liệu khi chân chân 13 tích cực ở mức thấp và có một xung tích cực ở sườn âm tại chân chốt 12.

Chân 13 
(output-enable) : Chân cho phép tích cực ở mức thấp (0) .Khi ở mức cao, tất cả các đầu ra của 74HC595 trở về trạng thái cao trở, không có đầu ra nào được cho phép.

Chân 9 
(SQH): Chân dữ liệu nối tiếp. Nếu dùng nhiều 74HC595 mắc nối tiếp nhau thì chân này đưa vào đầu vào của con tiếp theo khi đã dịch đủ 8bit.

Chân 11 
(Shift clock): Chân vào xung clock. Khi có 1 xung clock tích cực ở sườn dương(từ 0 lên 1) thì 1bit được dịch vào IC.

Chân 12
 (Latch clock): Xung clock chốt dữ liệu. Khi có 1 xung clock tích cực ở sườn dương thì cho phép xuất dữ liệu trên các chân output. Lưu ý có thể xuất dữ liệu bất kỳ lúc nào bạn muốn, ví dụ đầu vào chân 14 dc 2 bit khi có xung clock ở chân 12 thì dữ liệu sẽ ra ở chân QA và QB (chú ý chiều dịch dữ liệu từ QA=>QH).

Chân 10 
(Reset): Khi chân này ở mức thấp (mức 0) thì dữ liệu sẽ bị xóa trên chip.
Sơ đồ hoạt động của chíp :

3. Bảng thông số chip:

Đây là IC đầu ra hoạt động ở 2 mức 0 &1 dòng ra tầm 35mA. Điện áp hoạt động <=7V. Công suất trung bình 500mW.
Dựa vào bảng tính toán được các thông số khi thiết kế mạch
4. Tần số đáp ứng:

Tại 6V thì tần số vào đáp ứng khoảng 400ns. Dựa vào đó chúng ta sẽ đưa được ra tần số quét hợp lý.
5. Cấu tạo chip :

6. Ví dụ:
Mình sẽ đưa ra một ví dụ cách quét sử dụng 595 .Ở đây là hiển thị các số từ 0=>9 trên led 7.

Code:
#include"regx52.h"
sbit    DATA = P2^1;
sbit    SCK = P2^0;
sbit    SCL = P2^2;

void quet(unsigned char x)
{
int i,temp;
for(i=0;i<8;i++)
{
temp=x;//gan bien
temp=temp&0x80;//lay ra bit dau tien (bit 7)
if(temp==0x80)//so sanh bit
DATA=1;      //bang 1 thi xuat vao chip =1
else
DATA=0;      //nguoc lai bang 0
x*=2;  //dich bit lay bit trong so thap

SCK=0;    //tao xung tren chan 11
SCK=1;    //1 xung dua vào 1 bít
}
SCL=0;    //xuat du lieu ra output
SCL=1;
}
void delay()
{
unsigned int i;
for(i=0;i<33000;i++);
}

void main()
{
unsigned int i, k=0;
unsigned char ma[]={0xc0,0xf9,0xa4,0xb0,0x99,0x92,0x82,0xf8,0x80,0x90};//ma led 7
while(1)
{
for(i=0;i<10;i++)
{
quet(ma[i]);
delay();
}


}}



       Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
  Facebook: Rid HaUI
  Gmail: dienturid@gmail.com

previous home