Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Mạch nguồn dùng cho robotcon

Thảo luận các mạch dành cho ROBOCON!

Vi mạch ổn áp 78xx - 79xx

- Họ 78xx: Ổn định điện áp dương. xx là giá trị điện áp đầu ra chẳng hạn 7805: 5V, 7809:9V...
-  Họ 79xx: Ổn định điện áp âm, xx là giá trị điện áp đầu ra chẳng hạn 7905:-5V, 7909:-9V,..
- Kết hợp của 78xx + 79xx sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng
78xx để ổn định điện áp dương đầu ra với điện áp đầu vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3V.
78xx gồm 3 chân :
      1 : Vin - Nguồn vào
      2 : GND - Nối đất
      3 : Vo - Nguồn ra.

Nguyên lý mạch: Mạch ổn áp dùng Diode Zener có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện bé ( ≤ 20mA ). Để có thể tạo ra một điện áp ổn định nhưng cho dòng điện lớn hơn người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại dòng như sơ đồ hình dưới.

        


Ở mạch trên điện áp tại điểm 3 có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm Rt không thay đổi và tương đối phẳng. Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E transistor Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua transistor Q1 tăng => làm điện áp chân E của transtor Q1 tăng , và ngược lại ...

Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng rãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. sẽ thay thế cho phần mạch đánh dấu bằng nét đứt của sơ đồ trên.



* Seri 78XX: LA7805, LA7808, LA7809, LA7812 là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri khác chịu được dòng
78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A
78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A
78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A

79xx
Cũng như họ 78xx, họ 79xx hoạt động tương tự nhưng điện áp đầu ra là âm (-).


Chân của 79xx thì khác với 78xx, được xác định như hình bên dưới


Sử dụng kết hợp 78xx với 79xx tạo nguồn đối xứng


Chúng ta sẽ bàn luận về:
1. Mạch nguồn ( Sử dụng IC gì,chống nhiễu,dòng tối đa,tính ổn định....)
2. Mạch vi xử li( Một số điểm chú ý khi làm mạch,chúng ta sẽ không đi sâu về các dòng VĐK..)
3. Mạch công suất.( ....)
4. Mạch cảm biến(..)
Trước tiên là mạch nguồn:
Sau đây mình xin post vài mạch lên cho các bạn tham khảo và đánh giá. Chất lượng của bộ nguồn.
1. Đầu tiên là mạch nguồn của BKPRO:





2. Nguồn BKIT:




3. Nguồn SPK_MEC :










Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI
Gmail: dienturid@gmail.com

Next previous home

0 nhận xét:

Đăng nhận xét