QUANG TRỞ
1. Khái niệm:
Điện trở quang hay quang trở, photoresistor, LDR (Light-dependent resistor, tiếng Anh còn dùng cả từ photocell), là một linh kiện điện tử có điện trở thay đổi giảm theo ánh sáng chiếu vào. Đó là điện trở phi tuyến, phi ohmic.
Điện trở quang hay quang trở, photoresistor, LDR (Light-dependent resistor, tiếng Anh còn dùng cả từ photocell), là một linh kiện điện tử có điện trở thay đổi giảm theo ánh sáng chiếu vào. Đó là điện trở phi tuyến, phi ohmic.
Quang
trở được dùng làm cảm biến nhạy sáng trong các mạch dò, như trong mạch đóng
cắt đèn chiếu bằng kích hoạt
của sáng tối.
2. Nguyên lý hoạt động:
Quang trở làm bằng chất
bán dẫn trở kháng cao, và không có tiếp giáp nào. Trong bóng tối, quang trở
có điện trở đến vài MΩ. Khi có ánh sáng, điện trở giảm xuống mức một vài
trăm Ω.
Hoạt động của quang
trở dựa trên hiệu ứng quang điện trong khối vật chất.
Khi photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ làm bật electron khỏi
phân tử, trở thành tự do trong khối chất và làmchất bán dẫn thành dẫn điện.
Mức độ dẫn điện tuỳ thuộc số photon được hấp thụ.
Tuỳ thuộc chất bán
dẫn mà quang trở phản ứng khác nhau với bước sóng photon khác
nhau. Quang trở phản ứng trễ hơn điốt quang, cỡ 10 ms, nên nó tránh được
thay đổi nhanh của nguồn sáng.
Thông thường, điện trở
của quang trở khoảng 1000 000 ohms. Khi chiếu ánh sáng vào, điện trở này giảm
xuống rất thấp. Người ta ứng dụng đặc tính này của quang trở để làm ra các mạch
phát hiện sáng/tối.
Flash bên dưới mô phỏng
quá trình cho dòng điện đi qua của Quang trở
3. Ứng dụng:
Mạch phát hiện sáng tối dùng
quang trở.
Khi ánh sáng
yếu, trở kháng của quang trở cao. Dòng ở cực B của transistor bé, đèn tắt. Tuy
nhiên, khi ánh sáng mạnh, dòng chạy qua quang trở đến cực B của transistor thứ
nhất cũng như transistor thứ 2 làm đèn sáng. Biến trở bên dưới tạo thành cầu
chia áp để chỉnh độ nhạy của quang trở.
Ứng dụng của mạch phát
hiện sáng tối - Mở/tắt đèn đường tự động
Đo
tốc độ quay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét