Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Linh kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Linh kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

LM324

LM324

LM324 là một IC khuếch đại thuật toán, công suất thấp bao gồm 4 bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) trong nó. 


IC LM324
Thông thường một bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) thì cần phải có nguồn đôi. Tức là phải có nguồn dương và nguồn âm. Chẳng hạn như Opamp 741. 


Tuy nhiên các Opamp trong LM324 được thiết kế đặc biệt để sử dụng với nguồn đơn. Tức là bạn chỉ cần Vcc và GND là đủ.  


Một điều đặc biệt nữa là nguồn cung cấp của LM324 có thể hoạt động độc lập với nguồn tín hiệu. Ví dụ nguồn cung cấp của LM324 là 5V nhưng nó có thể làm việc bình thường với nguồn tín hiệu ở ngõ vào V+ và V- là 15V.

Sơ đồ chân của LM324:


Sơ đồ chân LM324



Vấn đề cần quan tâm khi thiết kế mạch với IC LM324:



-Điện áp cung cấp: Nguồn cung cấp cho LM324 tầm từ 5V~32V.
-Áp tối đa ngõ vào: từ 0~32V đối với nguồn đơn và cộng trừ 15V đối với nguồn đôi.
-Công suất của Lm324 loại chân cắm (Dip): khoảng 1W
-Điện áp ngõ ra: từ 0 ~ (Vcc - 1,5V). 
      +Dòng ngõ ra khi mắc theo kiểu đẩy dòng (dòng Sink): dòng đẩy tối đa đạt được 20mA. 
      +Dòng ngõ ra khi mắc theo kiểu hút dòng (dòng Souce): dòng hút tối đa có thể lên đến 40mA.
-Tần số hoạt động của LM324: 1MHz
-Độ lợi khuếch đại điện áp DC của LM324 tối đa khoảng 100 dB.





Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI

Triac

Triac
1.Khái niệm:

TRIAC (viết tắt của Triode for Alternating Current) là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac.

2.Đặc tính Volt-Ampere:

Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC bao gồm hai đoạn đặc tính ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba (hệ trục Descartes), mỗi đoạn đều giống như đặc tính thuận của một thyristor.
TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn cả.

3.Ứng dụng:


TRIAC đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng điều chỉnh điện áp xoay chiều và các công-tắc-tơ tĩnh. Trên bàn thợ: Bảo trì và sửa chữa máy tắm nước nóng
Máy tắm nước nóng ngày một thông dụng. Ngày nay đã có rất nhiều nhà trong phòng tắm đã có trang bị này, ngày nay nó đã là một thiết bị phổ dụng được nhiều người ưa thích. Do điều kiện vận hành trong môi trường nước ẩm thấp và do được sử dụng thường xuyên nên máy dễ trở chứng, lúc đó phải cần có thợ. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày:

* Nguyên lý vận hành của mạch điện máy tắm nước nóng.
* Dùng nhiều hình chụp để trình bày cách bảo trì và sửa chữa.

Trước hết Bạn hãy xem một sơ đồ mạch điện máy tắm nước nóng thông dụng:


Giải thích sơ đồ nguyên lý:

* Trên 2 đường nguồn AC người ta đặt một Breaker chạm tắt. Khi trong máy có sự rĩ điện, lúc dó Bạn đang tiếp đất, điều này có thể khiến cho Bạn có thể bị điện giật, tuy nhiên với loại Breaker chạm tắt này, nó sẽ  rất nhanh ngắt 2 đường nguồn AC ra khỏi máy và nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng.

* Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Bạn sẽ nhấn một nút, nút này sẽ kéo một thanh đặt bên trong nó sẽ đóng khóa điện micro switch. Nếu Bạn không cho kéo thanh nầy thì khóa điện này sẽ hở và máy không sử dụng được.

* Bạn thấy trên đường nguồn AC, người ta còn đặt một cầu chì nhiệt.  ó làm việc như sau: Khi dòng qua nó quá lớn, là lưỡng kim bị làm nóng, nó sẽ co lại và làm hở mạch, khi nguội là lưỡng kim trở lại dạng cũ nó sẽ lại cho nối mạch.

* Khi sử dụng máy tắm nước nóng, Bạn phải nhấn khóa điện Push Switch, lúc này mạch điều khiển kiểm soát cường độ dòng điện chảy qua điện trở nung đặt trong bình nén, mạch dùng TRIAC, sẽ được cấp nguồn.

* Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên đó sẽ được mở, lúc này TRIAC sẽ được dùng để cấp dòng điện cho điện trở tạo nóng trong bình nén.

Bạn thấy, hình vẽ cho thấy điện trở làm nóng trong bình nén, lúc bình thường đo được 14.5 Ohm, người ta dùng TRIAC TG25C60 để cấp dòng cho điện trở này.

Tóm lại:

(1) Khi sử dụng máy, Bạn nhấn nút an toàn trên Breaker, nó sẽ kéo thanh làm đóng khóa điện micro switch.

(2) Lúc tắm, Bạn nhấn nút Push switch để cấp nguồn cho mạch điều khiển với TRIAC.

(3) Khi Bạn vặn nút chỉnh nóng, một khóa điện trên biến trở này sẽ đóng lại, mạch kiểm soát dòng hoạt động.  Tùy theo góc quay mà góc dẫn điện của TRIAC sẽ thay đổi, điều này sẽ làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua điện trở tạo nhiệt trong bình nén và như vậy sẽ làm thay đổi mức nóng ở dòn phun.



Hình 1: Hình chụp cho thấy một sơ đồ mạch đã được dán bên trong hộp máy, nhờ vậy Bạn dễ dàng có thể dùng Ohm kế để kiểm tra các đường mạch.


Ghi nhận: Các thiết bị điện như máy giặt, máy lạnh, máy tắm nước nóng, lò vi ba... Ở các thiết bị đơn giản này, người ta thường dán bên sau hay bên trong một sơ đồ cho thấy cách nối các đường mạch. Bạn hãy tìm các sơ đồ này để biết cách đấu dây và nhờ nó biết cách dùng Ohm kế để kiểm tra mạch điện.

Hình 2: Cách bảo trì  bộ đầu phun và các bộ lưới lọc bẫn đặt trên đường vào nước.


Hình chụp cho thấy, trên đường chảy của nước, người ta thường đặt các lưới lọc bụi, lọc bẫn, do vậy khi Bạn thấy nước phun yếu, việc trước tiên là tháo các bộ lưới lọc ra và dùng nước rữa sạch các lưới lọc này. Nước sẽ phun mạnh trở lại.

Trên đường dẫn nước vào máy tăm nước nóng, có đặt một lưới lọc bẫn. Để kiểm tra lưới lọc, trước hết Bạn hãy khóa nước lại và tháo bộ lọc ra, nếu bộ lọc bị bụi bám sẽ làm cho nước chảy yếu, Bạn hãy rữa sạch bộ lọc, nước sẽ phun mạnh trở lại. Định kỳ Bạn phải kiểm tra bộ lọc này, nhất là khi thấy nước phun ra yếu đi.

Hình 3: Các đường dẫn nước vào ra.


Ở giữa gắn ống dẫn nước vào, bên trái là nơi nước ra, Bạn gắn dòi phun. Lỗ bên phải là ngả vào khác.

Hình 4: Khóa điện an toàn, dùng để ngắt khi máy bị rĩ hay rò điện, giữ an toàn cho người sử dụng.


Hình 5: Máy dùng một TRIAC dòng lớn để điều khiển cường độ dòng điện chảy qua một điện trở làm nóng đặt trong bình nén.


Các sơ đồ tham khảo cho thấy cách dùng TRIAC để điều chỉnh công suất cấp cho tải 
H-1: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên TRIAC.


H-2: Mạch điện cơ bản, dùng TRIAC để kích mở TRIAC, điện áp kích mở lấy trên đường nguồn AC.




Hình chụp cho thấy vị trí mắc TRIAC trong máy tắm nước nóng.


H-4: Mạch điện giảm áp AC, chuyển đổi mức áp AC 220V ra mức áp AC 110V.


H-5: Mạch điện điều khiển công suất cấp cho que hàn quang điện.


 Giá đồng trên đó mắc TRIAC, nó đồng thời là bộ phận làm nguội cho TRIAC.


Hình 6: Nút đóng mở nguồn dạng microswitch.


Để tăng tính an toàn lên mức cao hơn, ở nút kéo Breaker chạm tắt người ta cho nó kéo một thanh gạc, thanh này đóng mở khóa điện micro switch. Như vậy nếu nút Breaker nhẩy (có thể do có rĩ điện), nó sẽ đẩy thanh gạc lên và thanh này sẽ làm hở khóa điện micro switch, vậy tính an toàn cho người sử dụng máy tắm sẽ chắc chắn hơn, cao hơn (Bạn xem hình).



Hình 7: Hộp Switch, một khóa điện đóng mở theo cường độ dòng nước, nó mở mạch khi có nước chảy vào và tự tắt mạch khi không có nước.


Hình 8: Một cầu chì nhiệt, khi trong mạch có linh kiện bị chạm, dòng điện quá lớn sẽ làm cho lá lưỡng kim bên trong nóng lên nó sẽ làm hở mạch, khi nguội sẽ tự động đóng lại.


Để kiểm tra cầu chì nhiệt, Bạn dùng một Ohm kế đo Ohm, kim sẽ lên cho thấy thông mạch và Bạn dùng quẹt  gar đốt nóng cầu chì, cầu chì sẽ tự hở, sau khi thổi nguội cầu chì sẽ tự động đóng mạch trở lại.

Hình 9: Hình chụp cho thấy khóa điện mở khi có nước chảy vào và tự tắt khi không có nước.


Khi có nước chảy vào, sức đẩy của nước sẽ tạo ra lực đẩy làm đóng mạch. Vậy nếu vì lý do nào máy bị mất nước, khóa điện này sẽ tự động ngắt mạch để giữ an toàn cho máy tắm nước nóng.
Hình 10: Khóa điện vi khiển (micro switch), dùng để đóng mở mạch điện theo thanh kéo.


Hình 11: Bình nén, nước chảy qua bình (làm bằng đồng đỏ) sẽ được một điện trở nung nóng và nó sẽ tạo ra nước nóng ở ngả ra.


Hình 12: Bình nén nước nóng làm bằng đồng đỏ bên trong có điện trở nhiệt.

Hình 13: Một biến trở 350K dùng kiểm soát góc dẫn điện của TRIAC và qua đó điều chỉnh mức nóng của nước trong bình nén.


Bạn có thể dùng một Ohm kế để kiểm tra khóa điện gắn nên nút này, và kiểm tra lớp than của biến trở. Biến trở này thường hay hư. Như khóa điện không đóng mở được, hay lớp than bị mòn, Bạn tìm cái tương đương thay vào là được.
Dùng Triac, BTA16, BTA41...


- Triac là linh kiện giống như hai diode có thể điều khiển được và nối song song ngược chiều. Nên triac dùng để đóng mở nguồn điện AC  cho thiết bị như Motor, Đèn...

- Ngoài ra Triac còn dùng để điều khiển công suất cho bóng đèn, Motor: Tức thay đổi cường độ sáng hay tốc độ động cơ.

- Để Điều Khiển được triac đóng mạch thì dòng điều khiển phải lớn hơn dòng điều khiển danh định của triac. Dòng này bạn có thể tra sách linh kiện cho từng loại triac khác nhau. Do đặc điểm này nên không thể điều khiền thiết bị tải có dòng quá nhỏ I<<50mA.

- Triac chỉ điều khiển được khi nguồn điện là có chu kỳ mà điện áp trở về 0. Nếu Không chỉ có thể đóng được một lần, còn tắt thì không thể. Nên nếu là nguồn điện một chiều, thì Triac sẽ đóng cho đến khi mất nguồn mới thôi.

 - Điều Khiền Triac: phải theo chiều của nguồn điện điều khiển. Tức khi ở bán kỳ âm thì phải kích theo chiều âm và ngược lại. Và điện áp kích không cần cao chỉ khoảng 1V đến 2V là được.




Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Cuộn cảm

Cuộn cảm
1 – Cuộn cảm
1.1 -  Cấu tạo của cuộn cảm.
Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn emay cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật 

Ký hiệu cuộn dây trên sơ đồ :   L1 là cuộn dây lõi  không khí, L2 là cuộn dây lõi ferit, L3 là cuộn  dây có lõi chỉnh, L4 là cuộn dây lõi thép kỹ thuật
1.2 -  Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm.
a) Hệ số tự cảm ( định luật Faraday)
Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
·         L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)
·         n : là số vòng dây của cuộn dây.
·         l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)
·         S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
·         µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi .
b) Cảm kháng 
Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều .
ZL = 2.3,14.f.L
·         Trong đó :  ZL là cảm kháng, đơn vị là Ω
·         f : là tần số đơn vị là Hz
·         L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry

Thí nghiệm về cảm kháng của cuộn
dây với dòng điện xoay chiều
Thí nghiệm trên minh họa:
Cuộn dây nối tiếp với bóng đèn sau đó được đấu vào các nguồn điện 12V
nhưng có tần số khác nhau thông qua các công tắc K1, K2 , K3 , khi K1
đóng dòng điện một chiều đi qua cuộn dây mạnh nhất ( Vì  ZL = 0 ) => do đó bóng đèn sáng nhất, khi K2 đóng dòng điện xoay chỉều 50Hz đi qua cuộn dây yếy hơn ( do ZL tăng ) => bóng đèn sáng yếu đi, khi K3 đóng , dòng điện xoay chiều 200Hz đi qua cuộn dây yếu nhất ( do ZL tăng cao nhất) => bóng đèn sáng yếu nhất.
=> Kết luận : Cảm kháng  của cuộn dây tỷ lệ với hệ số tự cảm của cuộn dây và tỷ lệ với tần số  dòng điện xoay chiều, nghĩa là dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó, dòng điện một chiều có tần số f = 0 Hz vì  vậy với dòng một chiều cuộn dây có cảm kháng ZL = 0
c) Điện trở thuần của cuộn dây.
Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng
hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần
phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở
tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.
1.3 -  Tính chất nạp , xả của cuộn cảm 
* Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức
W = L.I 2 / 2
·         W : năng lượng ( June )
·         L : Hệ số tự cảm ( H )
·         I dòng điện.

Thí nghiệm về tính nạp xả của cuộn dây.
Ở thí nghiệm trên : Khi K1 đóng, dòng điện qua cuộn dây tăng dần ( do cuộn dây sinh ra cảm kháng chống lại dòng điện tăng đột ngột ) vì vậy  bóng đèn sáng từ từ, khi K1 vừa ngắt và K2 đóng , năng lương nạp trong cuộn dây tạo thành điện áp cảm ứng phóng ngược lại qua bóng đèn làm bóng đèn loé sáng
=> đó là hiên tượng cuộn dây xả điện.
2 – Loa và Micro
2.1 -  Loa  ( Speaker )
Loa là một ứng dụng của cuộn dây và từ trường.


Cấu tạo và hoạt động của Loa ( Speaker )
Cấu tạo của loa :
Loa gồm một nam châm hình trụ có hai cực lồng vào nhau , cực N ở giữa và cực S ở xung quanh, giữa hai cực tạo thành một khe từ có từ trường khá mạnh, một cuôn dây được gắn với màng loa và được đặt trong khe từ, màng loa được đỡ bằng gân cao su mềm giúp cho màng loa có thể dễ dàng dao động ra vào.
Hoạt động :
Khi ta cho dòng điện âm tần ( điện xoay chiều từ 20 Hz => 20.000Hz ) chạy qua cuộn dây, cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên và bị từ trường cố định của nam châm đẩy ra, đẩy  vào làm cuộn dây dao động => màng loa dao động theo và phát ra âm thanh.
Chú ý : 
Tuyệt đối ta không được đưa dòng điện một chiều vào loa , vì dòng điện một chiều chỉ tạo ra từ trường cố định và cuộn dây của loa chỉ lệch về một hướng rồi dừng lại, khi đó dòng một chiều qua cuộn dây tăng mạnh ( do không có điện áp cảm ứng theo chiều ngược lai ) vì vậy cuộn dây sẽ bị cháy .
2.2 – Micro

Micro
Thực chất cấu tạo Micro là một chiếc loa thu nhỏ, về cấu tạo Micro giống loa nhưng Micro có số vòng quấn trên cuộn dây lớn hơn loa rất nhiều vì vậy trở kháng của cuộn dây micro là rất lớn khoảng 600Ω (trở kháng loa từ 4Ω – 16Ω) ngoài ra màng micro cũng được cấu tạo rất mỏng để dễ dàng dao động khi có âm thanh tác động vào.
Loa là thiết bị để chuyển dòng điện thành âm thanh còn micro thì ngược
lại , Micro đổi âm thanh thành dòng điện âm tần.
2.3 – Rơle  (Relay)
Rơ le cũng là một ứng dụng của cuộn dây trong sản xuất thiết bị điện tử, nguyên lý hoạt động của Rơle là biến đổi dòng điện thành từ trường thông qua quộn dây, từ trường lại tạo thành lực cơ học thông qua lực hút để thực hiện một động tác về cơ khí như đóng mở công tắc, đóng mở các hành trình của một thiết bị tự động vv…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le
3 – Biến áp
3.1 – Cấu tạo của biến áp.
Biến áp là thiết bị để biến đổi điện áp xoay chiều, cấu tạo bao gồm một cuộn sơ cấp ( đưa điện áp vào ) và một hay nhiều cuộn thứ cấp ( lấy điện áp ra sử dụng) cùng quấn trên một lõi từ có thể là lá thép hoặc lõi  ferit .


Ký hiệu của biến áp
3.2 -  Tỷ số vòng / vol của bién áp .
·         Gọi  n1 và n2 là số vòng của quộn sơ cấp và thứ cấp.
·         U1 và I1 là điện áp và dòng điện đi vào cuộn sơ cấp
·         U2 và I2 là điện áp và dòng điện đi ra từ cuộn thứ cấp.
Ta có các hệ thức như sau :
U1 / U2 = n1 / n2 Điện áp ở trên hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp tỷ lệ thuận với số vòng dây quấn.
U1 / U2 = I2 / I1 
Dòng điện ở trên hai đầu cuộn dây tỷ lệ nghịch với điện áp, nghĩa là
nếu ta lấy ra điện áp càng cao thì cho dòng càng nhỏ.
3. 3 – Công xuất của biến áp .
Công xuất của biến áp phụ thuộc tiết diện của
lõi từ, và phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, biến áp hoạt
động ở tần số càng cao thì cho công xuất càng lớn.
3.4 – Phân loại biến áp .
* Biến áp nguồn và biến áp âm tần:


Biến áp nguồn thường gặp trong Cassete, Âmply .. , biến áp này hoạt động ở tần số điện lưới 50Hz , lõi biến áp sử dụng các lá  Tônsilic hình chữ E và I ghép lại, biến áp này có tỷ số vòng / vol lớn.
Biến áp âm tần sử dụng làm biến áp đảo pha và biến áp ra loa trong các mạch khuyếch đại công xuất âm tần,biến áp cũng sử dụng lá Tônsilic làm lõi từ như biến áp nguồn, nhưng lá tônsilic trong biến áp âm tần mỏng hơn để tránh tổn hao, biến áp âm tần hoạt động ở tần số cao hơn , vì vậy có số vòng vol thấp hơn, khi thiết kế biến áp âm tần người ta thường lấy giá trị tần số trung bình khoảng 1KHz – đến 3KHz.
* Biến áp xung  & Cao áp .


Biến áp xung là biến áp hoạt động ở tần số cao khoảng vài chục KHz như biến áp trong các bộ nguồn xung , biến áp cao áp . lõi biến áp xung làm bằng ferit , do hoạt động ở tần số cao nên biến áp xung cho công xuất rất mạnh, so với biến áp nguồn thông thường có cùng trọng lượng thì biến áp xung có thể cho công xuất mạnh gấp hàng chục lần.
Tính toán thiết kế máy biến áp cho mạch nghịch lưu.
Như mình có đề cập ở những bài trước phần biến áp cho mạch nghịch lưu rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến công suất của toàn mạch . Để làm sáng rõ vấn đề này bài hôm nay mình sẽ đưa ra các thông số cách tính toán làm biến áp cho mạch nghịch lưu 500W .
Biến áp chắc chắn mọi người ít nhiều đã được học , riêng chuyên nghành điện tử của chúng ta thì chắc ai cũng đã được thực hành rồi . Nhưng khi làm chúng ta có hiểu tại sao biến áp quấn bao nhiêu vòng , tiết diện dây ra sao , chắc rất ít người biết được điều này
Đầu tiên bạn cần các định lõi của máy biến áp , cái này rất quan trọng
Thiết diện có ích S của lõi thép, tính bằng cm2: bằng thiết diện vật lý (dài * rộng) nhân với hệ số ghép.
S=a*b*kg
Kg từ 0,85 đến 0,95, tùy chất lượng lõi thép và tùy tay nghề của bạn. Mới làm lần đầu thì tính thấp một chút cho an toàn. Thiết diện này dùng làm cơ sở để tính cho các bước sau.
Công suất máy biến áp : S=1,2√ P (căn) suy ra P=S^2/1.44 (S bình chia 1,44)
vậy để công suất tầm 500W trở lên thì lõi sẽ là S=1,2 x sprt(500)=26,83(cm2)
chiều dài , chiều rộng của lõi sẽ là , 3,5 cm và 7,7 cm
Dòng cuộn sơ cấp : I=P/Us (U sơ cấp)
Ở đây mạch 500W dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp sẽ là : 500/12 =41A
Thiết diện dây sơ cấp: Asc = 2,5/I1 (2,5 là mật độ dòng điện).
Đường kính dây sơ cấp: Asc=π dsc^2/4. (n nhân d sơ cấp bình phương chia 4)
dsc= √ (4Asc/π)
(π=3,14)
với mạch 500W của chúng ta thì :
thiết diện Asc = 2,5/41=0,061
đường kính của dây là: sprt((4 x 0,061)/3,14)= 0,279 cm ở đây chúng ta chọn dây 3mm hay 3 li
từ mối quan hệ giữa các đại lượng I , U và N ta có :

suy ra I bên thứ cấp là: (12x 41) /220 = 2,24 A
Thiết diện dây thứ cấp: atc = 2,5/I2
Đường kính dây thứ cấp: Atc=π dtc^2/4.
dtc= √ (4Atc/π)
suy ra d=0.8(mm)
Số vòng cần quấn cho cuộn sơ cấp
N sơ = (K x U sơ) /S +sai số
Số vòng bên thứ cấp:
N thứ = (K x U thứ) /S +sai số
với K là hệ số biến áp thường lấy trong khoảng 38 đến 45
nếu là biến áp của nhật thì chọn 38 riêng hàng việt nam , trung quốc thì nên dùng 45
lưu ý mạch nghịch lưu có sự sụt áp trên tran nên điện áp vào sơ cấp k được 12 V chúng ta quấn phần sơ mỗi bên 11 V là ok
Vậy ở đây :
bên sơ cấp số vòng là : 45/26.83 x 11+ sai số =20( vòng)
bên thứ cấp là : 45/26.83 x220= 370 vòng
tổng hợp phần tính toán ở trên thì cần biến áp 500W ta cần các thông số sau :
chiều dài lõi 7,7cm rộng 3,5 cm
sơ cấp quấn 2 cuộn mõi cuộn 20 vòng dây 3mm
thứ cấp quấn 370 vòng dây 0,8mm
trên là những tính toán trên lý thuyết , thực tế thì tùy từng vật liệu sản xuất lõi , dây quấn , sẽ có sai số nhất định
Mọi người xem tham khảo và thiết kế bộ biến áp cho riêng mình
Chúc thành công
Tác dụng của biến áp xung
Biến áp xung là biến áp hoạt động ở tần số cao khoảng vài chục KHz như biến áp trong các bộ nguồn xung , biến áp cao áp . lõi biến áp xung làm bằng ferit , do hoạt động ở tần số cao nên biến áp xung cho công xuất rất mạnh, so với biến áp nguồn thông thường có cùng trọng lượng thì biến áp xung có thể cho công xuất mạnh gấp hàng chục lần.


Biến áp xung biến đổi điện áp xung hay cường độ xung. Số vòng dây của biến áp xung thường ít. Lõi của biến áp xung là ferit hay hợp kim pemeloïd trong khi lõi của biến áp thường là thép silic. Biến áp xung cộng các tín hiệu xung, biến đổi cực tính của các xung và lọc bỏ thành phần một chiều của dòng điện. Biến áp xung làm tăng biên độ điện áp hoặc dòng mà vẫn duy trì được dạng xung ban đầu, không bị méo.Độ dài xung (ở các máy điều khiển tự động) vào khoảng 0.1 μs, ngắn hơn chu kỳ của điện lưới hàng triệu lần, nghĩa là tần số lớn gấp hàng triệu lần, đến MHz.

Các biến áp trong sạc điện thoại và máy tính bây giờ đều xài biến áp xung. Nó có thêm 1 bộ băm xung ở tần số cao nữa, nếu xài xoay chiều thì dùng triac băm xoay chiều còn nếu dùng 1 chiều thì đưa về 1 chiều rồi băm. có thể dùng VDK hoặc mạch xung số. Các máy biến áp bình thường theo lý thuyết thì khi hạ áp xuống 1/2 thì dòng tăng gấp đôi suy ra công suất VA không đổi, nhưng thực chất do khả năng chịu tải của máy biến áp thấp( do cấu tạo, lõi, vỏ, khả năng tải nhiệt, và do tiết diện dây đồng...) nên thành ra.......công suất sẽ thấp hơn. Riêng biến áp xung thì số vòng dây ít hơn và tiết diện dây lớn hơn. kết hợp băm xung nên.....công suất cao nhỏ gọn và nhẹ hơn.







Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI
Gmail: dienturid@gmail.com

Next previous home