Nhận làm đồ án VĐK các loại ( 8051, AVR, PIC) Tư vấn - Hướng dẫn - lập trình
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỗ trợ phầm mềm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỗ trợ phầm mềm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

PLC S7-300



Hướng dẫn sử dụng phần mềm PLC S7-300


I.Giới thiệu:

- PLC S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình.
- Thiết kế dựa trên tính chất của PLC S7-200 và bổ sung các tính năng mới
- Kết cấu theo kiểu các module sắp xếp trên các thanh rack.
Ứng dụng:

Ứng dụng trong sản xuất và dân dụng như:
- Điều khiển robot công nghiệp
- Hệ thống xử lý nước sạch
- Điều khiển trong các cẩu trục
- Điều khiển dây chuyền băng tải.
- Máy chế tạo công cụ
- Máy dệt may v.v...
II. Hướng dẫn sử dụng:
-         Để tạo Project mới chúng ta có 2 cách :
-         Dùng “New Project” Wizard  và sử dụng “New”
1. Tạo Project mới bằng “New Project” Wizard 

 Bạn chọn File->”New Project” Wizard.




Cửa sổ New Project hiện ra. Click Next để tiếp tục

Ở của sổ kế bạn chon loại CPU rồi click Next


Ở của sổ kế tiếp, Chọn các khối OB và ngôn ngữ lập trình. OB1 là khối OB chính giống như hàm Main

Đặt tên cho New Project cuối cùng chọn Finish


Ở cửa sổ Simatic Manager chia ra 2 phần chính : Phần bên trái là cấu trúc phần cứng, Phần bên phải là hiển thị các khối. Ở phần bên phải chúng ta có thể tạo các khồi OB ngắt, Khối FC, FB, DB, VAT. Để lập trình cho khối nào các Bác double click mở khối đó ra. Ở đây ta lập trình cho khối OB1



Cửa sổ lập trình cho khối OB1 chia ra 4 phần chính. Các Bác có thể Bắt đầu lập trình cho PLC. Tôi ví dụ 1 chương trình đơn giản là nhấn I0.0 đèn sang 10s rồi tắt.( Chỉ là chương trình đơn giản để biết cách mô phỏng.


2. Cách tạo New Project thủ công
   Đặt tên và đường dẫn lưu


Click chuột phải : Tạo Trạm 300


Double Click vào Simatic300




Doubleclick vào Hardware để chọn phần cứng cho PLC


Cửa số bên phải để chọn thiết bị :
Bước 1 : Chọn Rack
Bước 2 : Chọn CPU ( Lưu ý , CPU chỉ để vào Plot 2 của Rack. Mặc định Plot 1 để lắp nguồn
Bước 3: Chọn Modul mở rộng ( từ Plot 3 trở đi )
Để biết CPU bạn chọn có những chức năng gì click chuột phải vào CPU và chọn Properties
Cuối cùng save lại là xong








Bắt đầu lập trình nhé:
  
Tiếp điểm thường mở nhấn F2, thường đóng nhấn F3, Cuộn dây nhấn F6 còn các thiết bị khác nhấn Atl+ F9 ( Hay có thể dùng chuột click chọn từng lệnh)



Khởi động chương trình PLCSIM lên



Mở các Input, OutPut, Memory, Timer, Con…….




Sau đó về cửa sổ Simatic Manager Chon Station và download chương trình xuống



Về của sổ lập trình cho khối OB1 để có thể online quan sát chương trình ( Cái hay nhất là có thể online giống như PLC thiệt. Do đó mình đề nghị các bạn mới học nên sử dụng Step7 để học
-Click vào RUN_P để chạy PLCSIM.


Link tải phần mềm: tại đây
Pass giải nén : dienturid@gmail.com

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: Rid HaUI

KeilC-8051




Hướng dẫn lập trình KeilC-8051

I – Các bước tạo Project
Ta thực hiện 6 bước:
1.Tạo mới 1 project.
2.Tạo File.C.
3.Add File.C vào Project.
4.Biên dịch và tạo File Hex.
5.Gỡ lỗi chương trình (nếu có).
6.Nạp chương trình cho Vi điều khiển.

1.      1. Tạo mới 1 Project
Chạy chương trình Keil C:


Vào Project->New Project:

Chọn đường dẫn để lưu và đặt tên cho project:

Sau đó ấn Save.
Tiếp theo ta chọn loại Chip: ở đây ta lựa chọn Atmel->chọn AT89C51





Ấn Yes và ta đã hoàn thành bước 1 – tạo 1 project mới.

2.      2. Tạo File.C
Tiếp theo ta cần tạo 1 File.C để viết chương trình cho Chip lên file đó.
Vào File->New:




Sau đó chọn Save:

Chọn đường dẫn vào cùng thư mục với Project vừa tạo ở bước 1. Sau đó đặt tên, với phần đuôi mở rộng là .C:




Chọn Save, và ta đã hoàn thành xong bước 2 – Tạo File.C.

3.     3. Add File.C vào Project
Ta cần phải liên kết File.C với Project vừa tạo với nhau:
Trong giao diện Keil C, ở không gian làm việc của Project: Chuột phải vào phần “Source Group 1” -> Add files to Group “Source Group 1”:



Chọn đường dẫn đến thư mục Project -> chọn file.C vừa tạo ở bước 2 -> Add:
Và ta đã hoàn tất giai đoạn tạo Project, chuẩn bị viết code nào J



4.      4. Biên dịch và tạo file Hex
Ta thử viết 1 đoạn code tạo hiệu ứng nháy Led đơn giản ở port0 sau đây vào file.c trong project:
#include<at89x52.h>
unsigned char nhayled[20]={0x05,0x0e,0x1d,0x3e,0x7d,0xfe,0x01,0x82,0xc1,0xe2,0xf1,0xfa,0xfd,0x02,0xfd,0x02,0xfd,0x02,0xfd,0x02}; //cac hieu ung
void delay(unsigned int i)
{
    while(i--)
    {
       unsigned char j=121;
      while(j--){}
    }
}
main()
{
   unsigned char k;
   while(1)
   {
      for(k=0;k<20;k++)
      {
         P0=nhayled[k];
         delay(250);
      }  
   }
}


Tùy chỉnh Options:
-Sửa tần số thạch anh: 


-Tạo file Hex:


Biên dịch chương trình: Ấn vào biểu tượng Build. Nếu thành công sẽ có thông báo:
 “Creating hex file from …”, 0 Error. Và ta sẽ có 1 file Hex được tạo ra cùng thư mục với project.


5.      5. Gỡ lỗi chương trình
Nếu chương trình còn có lỗi, để tiến hành gỡ lỗi chương trình (Debug) ta thực hiện từng bước:

Ở đây chương trình chỉ tác động lên Port0 nên ta sẽ mở khung quan sát Port0 lên.

Tiếp theo: để chạy từng dòng lệnh, ta ấn F10 hoặc F11:
-F10 sẽ không chạy vào hàm con.
-F11 sẽ chạy cả hàm con.



Quan sát đầu ra ở Port0:


Sau khi sửa lỗi và hoàn thiện, việc còn lại ta chỉ cần nạp file Hex vào cho Vi điều khiển.

6.      6. Nạp chương trình cho Vi điều khiển
Tùy từng mạch nạp chuyên dụng mà ta cần cài đặt Driver, và phần mềm nạp Chip khác nhau.
Pass giải nén : dienturid@gmail.com



Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua
Facebook: Rid HaUI
Gmail: dienturid@gmail.com

Next previous home