Hướng dẫn đầy đủ về led
Nội dung bài viết
1.
Led là gì?
2.
Cách kết nối led.
3.
Chú ý khi hàn led vào
mạch
4.
Kiểm tra led
5.
Led có những màu nào?
6.
Tính toán giá trị khi
có led trong mạch
7.
Nối tiếp nhiều led.
8.
Cần tránh khi dùng
nhiều led
9.
Cách đọc thông số kĩ
thuật của led
10. Mảng led xuất thông tin
Led là gì?
Tính toán điện trở đấu nối
led
Kết nối nhiều led kiểu nối
tiếp:
Các mảng led dùng để xuất
thông tin
Led thực chất là một
diod nhưng có phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua nó.
Cách kết nối
Do led thực chất cũng
là một diod nên cách kết nối cũng giống như diod. Bạn thường nhìn thấy là led
có 2 chân, 1 ngắn và 1 dài, chấn dài là anode và chân ngắn là cathode. Hoặc bạn
có thể nhìn thấy kí hiệu a hoặc + là anode và k hoặc - là
cathode. Và khi kết nối vào nguồn thì anode mắc vào cực dương và cathode
thì mắc vào cực âm. Cái này thì là cơ bản rồi mà. Một mẹo nhỏ là nhìn vào hình
bạn cũng thấy là bên trong của led thì cathod có bự hơn anode nhưng cái này
không phải lúc nào cũng đúng.
Chú ý khi hàn led vào mạch
Led có thể bị hỏng bởi
nhiệt độ khi hàn vào mạch. Nhưng bạn cũng đừng lo quá, điều này cũng ít xảy ra
trừ khi uống hết 1 ly cà phê mà bạn vẫn chưa hàn xong. Ngoài ra thì việc hàn
led vào mạch cũng không có gì đặc biệt phải chú ý thêm.
Kiểm tra led
Cách kết
nối để kiểm tra led
Cấm kỵ là không được kết
nối led trực tiếp vào nguồn điện (PIN hoặc nguồn cung cấp). Vì sẽ có dòng điện rất lớn chảy qua led và
led sẽ bị hư ngay lập tức, không có thời gian hối hận đâu nhé.
Led cần 1 điện trở để
hạn chế dòng điện chạy qua led, bạn vẫn thường nghe 'điện trở hạn dòng' cũng
chính là ý này. Bạn cần 1 con trở khoảng 1 K để kiểm tra led với nguồn cung cấp
nhỏ hơn 12V cho hầu hết các led trong trường hợp bạn cần kiểm tra thôi và không
muốn tính toán gì thêm.
Nếu cần tính toán hãy
xem phần tiếp theo.
Led có những màu nào?
Các màu có
thể có của led
Hình bên là các màu
bạn có thể tìm mua. Màu đỏ và trắng là hay thấy trong thực tế. Và rất buồn là
led màu xanh da trời và màu trắng vì có phần đắt hơn các màu còn lại.
Các bạn đừng bao giờ
nhằm là màu của led được tạo nên bởi phần nhựa bao bọc led nhé. Màu của led
được tạo ra bởi cấu tạo của nó.
Led 3 màu
Hầu hết các led 3 màu
là màu đỏ và màu xanh lá cây được làm chung trong một vỏ với 3 chân như hình
bên. Bạn có đoán ra vì sao nó có 3 màu trong khi chỉ có 2 màu trong 1 con led?
Ah, đó là một màu được
trộn giữa đỏ và xanh lá cây khi 2 màu này cùng phát sáng.
Chú ý kĩ hình bên nhé,
chiều dài của 3 chân led. k là chân cathod chung cho cả 2 màu. 2 chân còn lại
là 2 cực anode cho 2 màu. Bạn có thể điều khiển từng màu sáng hoặc cả 2 cùng
sáng để tạo nên màu thứ 3.
Led 2 màu: Ngoài ra thì còn có led 2 màu là 1 lúc
chỉ có thể có 1 màu được bật sáng vì thế không có sự pha trộn màu để tạo nên
màu thứ 3, nhưng lại này ít thông dụng.
Ở phần
1: Tất cả về led chúng ta đã tìm hiểu led là gì? Cách kết
nối cũng như cách hàn vào mạch và các màu bạn có thể tìm thấy trên thị trường.
Bạn nào chưa xem có thể xem lại
Tính toán điện trở đấu nối
led
Tính
điện trở hạn dòng cho led
Như tôi đã đề cập là không thể đấu nối trực tiếp một led và
nguồn mà phải dùng một điện trở hạn dòng. Chúng ta sẽ đi chi tiết cách tính giá
trị điện trở này.
Công thức: R = (Vs- VL)
/ I
Vs : Là điện áp nguồn
VL : Là điện áp rơi trên led. Thường là
khoảng 2V và trên 2V cho led màu xanh da trời và led trắng.
I : Là dòng chạy qua led. Thường là từ 10-20 mA phụ thuộc vào
thông số kỹ thuật của con led đó.
Nhưng thường thì kết quả không thẻ tìm ra giá trị điện trở như
tính toán, tốt hơn bạn nên chọn điện trở có giá trị lớn hơn gần nhất để giảm
dòng qua led, nhưng như thế led sẽ ít sáng hơn. Hoặc nếu tìm thấy một điện trở
có giá trị thấp hơn nhưng không nhiều, bạn có thể chọn nhưng phải cân nhắc kỹ
nhé. Vì lúc này dòng qua led lớn hơn tính toán và led sẽ rất sáng và tất nhiên
nhanh hỏng.
Kết nối nhiều led kiểu nối
tiếp:
Nhiều
led được nối tiếp
Bạn có thể kết nối nhiều led kiểu nối tiếp như hình bên. Và dùng
chính cái nguồn như đấu 1 led vậy nhưng lúc này phải tính toán lại giá trị điện
trở hạn dòng.
Do cách đấu nối tiếp các led nên dòng chảy qua 3 led là như
nhau, vì thế ta dùng 3 con led cùng loại là tốt nhất.
Giả sử điện áp rơi trên led là 2V thì 3
con sẽ là 3 x 2 = 6V. Giá trị điện trở lúc này là:
R = (Vs- 6)
/ I
Tránh kết nối led kiểu song
song
Tránh
kết nối song song các led
Không nên dùng chung 1 điện trở hạn dòng cho nhiều led. Bạn thử
nghĩ xem nếu 2 con led có điện áp định mức khác nhau. Lập tức con có áp định
mức thấp sẽ bị hỏng ngay.
Điện trở giá rất rẻ, vì thế không nên tiết kiệm thế này.
Các mảng led dùng để xuất
thông tin
Một số bạn thường gặp:
Led
xuất thông tin thường gặp